Thương hàn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây bằng đường tiêu hóa, do trực khuẩn Salmonella typhi và Salmonella paratyphi gây nên. Biểu hiện lâm sàng là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, kèm theo tổn thương đặc hiệu tại đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng có thể xảy ra, thậm chí dẫn đến tử vong.

Mầm bệnh từ đâu?

Salmonella là loại trực khuẩn gram âm, có lông, có sức đề kháng tốt ở ngoại cảnh; trong đất sống được vài tháng; trong nước và phân sống được vài tuần; trong thực phẩm đông lạnh được 2 - 3 tháng và sống cả ở những thực phẩm có nồng độ muối cao; ở 1000C phải hơn 5 phút mới diệt được.

Nguồn bệnh trước hết là bệnh nhân, ở đối tượng này vi khuẩn chủ yếu ra ngoài theo phân, ngoài ra còn theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn. Trực khuẩn thải theo từng đợt, thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, nhiều nhất là vào giai đoạn nung bệnh.

Ngoài ra nguồn bệnh quan trọng nhất người mang khuẩn không triệu chứng, vì đây là đối tượng khó kiểm soát (do không có biểu hiện lâm sàng làm chúng ta chủ quan) và người mang bệnh sau khi khỏi; có khoảng 3 - 5% bệnh nhân khỏi về lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang vi khuẩn đến hàng tháng, hàng năm sau do vi khuẩn khu trú trong đường mật, đường ruột.

Salmonella xâm nhập cơ thể qua đường miệng và hầu hết là do ăn phải thức ăn bị nhiễm như thực phẩm, sữa, nước uống... Sau khi xuyên qua hàng rào axít dạ dày, vi khuẩn di động về phía ruột non và sinh sản ở đó, tiếp tục chui qua màng nhầy vào thành ruột và đi vào máu. Vi khuẩn sẽ được chuyên chở bởi những tế bào bạch cầu ở gan, lách và tủy xương. Khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở trong tế bào của những cơ quan này và quay lại dòng máu. Vi khuẩn xâm nhập vào túi mật, hệ thống ống mật và mô limpho trong ruột. Tại đây, chúng sinh sôi nảy nở với số lượng lớn. Khi vi khuẩn vào trong ruột, nó có thể được chẩn đoán bằng cách cấy phân để xét nghiệm. Một xét nghiệm khác là xét nghiệm Widal giúp phát hiện và lượng giá kháng thể của vi khuẩn thương hàn trong máu và trong nước tiểu.

Bệnh thương hàn là do lây truyền qua đường ăn uống bởi nước hay thức ăn bị nhiễm. Bệnh nhân bị bệnh cấp tính có thể lây ra môi trường nước xung quanh qua phân. Ở giai đoạn cấp, các chất thải (phân) có chứa nồng độ vi khuẩn rất cao.

 Sốt là biểu hiện thường gặp trong bệnh thương hàn. Ảnh minh họa

Biểu hiện của bệnh

Trung bình sau khi nhiễm bệnh 7-15 ngày, ở giai đoạn này không có biểu hiện gì, sẽ xuất hiện các triệu chứng quan trọng

- Sốt: đây là triệu chứng quan trọng và hằng định, sốt cao liên tục 39-400C, sốt hình cao nguyên và sốt nóng là chủ yếu. Tùy theo trường hợp, biểu hiện thần kinh ở các mức độ khác nhau từ nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, đến tình trạng nằm bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể li bì, mê sảng hoặc hôn mê (ít gặp).

- Xuất hiện các ban dát nhỏ 2- 3mm, màu hồng thường mọc ở bụng, mạng sườn, ngực - còn gọi là hồng ban.

- Gan to mềm, bụng trướng nhẹ, đau dọc hố chậu phải, đi ngoài khoảng 5-6 lần/ngày, phân màu vàng nâu, đặc biệt mùi rất khắm.

- Hình ảnh rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám.

- Mạch chậm tương đối so với huyết áp, huyết áp thấp.

Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, kết hợp với xét nghiệm máu, cấy phân và dựa vào yếu tố dịch tễ.

Bệnh phó thương hàn (paratyphoid fever) cũng có hình ảnh lâm sàng tương tự như bệnh thương hàn nhưng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều. Trường hợp bị nhiễm khuẩn thương hàn không có biểu hiện toàn thân mà chỉ có biểu hiện viêm dạ dày - ruột do vi khuẩn Salmonella typhimurium hoặc Salmonella enteritidis từ động vật nhiễm vào thực phẩm thì gọi là bệnh nhiễm khuẩn thức ăn do vi khuẩn Salmonella hoặc bệnh Salmonella.

Biến chứng

Có thể nói đây là một trong các bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhất trong số các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Biến chứng có thể do nhiều nguyên nhân: do độc tố, do bội nhiễm vi khuẩn khác, do tai biến của kháng sinh. Hiện nay mặc dù đã có kháng sinh tốt, tỷ lệ biến chứng đã giảm nhưng vẫn có thể gặp các biến chứng sau: Xuất huyết tiêu hóa: gặp khoảng 15%, tùy mức độ mất máu mà có các biểu hiện khác nhau như vã mồ hôi, da xanh niêm mạc nhợt, đi ngoài phân đen, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt; thủng ruột: gặp khoảng 1-3%; viêm cơ tim; trụy tim mạch; viêm túi mật, viêm gan; viêm não màng não, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

 Điều trị và dự phòng

Kháng sinh là thuốc đầu tay, hiện nay có rất nhiều kháng sinh có thể lựa chọn với ưu tiên là các thuốc thuộc nhóm quinolon thế hệ hai, ngoài ra có thể sử dụng các nhóm thuốc cũ như cefalosporin, choloramphenicol. Tùy theo tình trạng, tùy theo mức độ và tùy theo điều kiện thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.

Bên cạnh dùng kháng sinh thì các vấn đề khác cũng cần được chú ý  như bù nước và điện giải, trợ tim mạch, sinh tố an thần.

Để dự phòng cần cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, kiểm soát nước, chất thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước; cách ly và xử lý chất thải của bệnh nhân, kiểm soát chặt chẽ và điều trị người lành mang trùng. Trong vùng có nhiều người mắc bệnh hoặc vùng bị lũ lụt, ô nhiễm môi trường nặng cần được sát khuẩn bằng dung dịch cloramin B, vôi bột. Ở những nơi bệnh thương hàn thường xuyên xảy ra nên tiêm phòng bằng vaccin, tùy từng hiệu lực của từng loại vaccin có thể tiêm nhắc lại sau 2-5 năm.

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục