Bệnh tật mùa hè gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người cao tuổi thường dễ mắc bệnh hơn, vì những đối tượng này sức đề kháng chưa đầy đủ hoặc bị suy giảm.

 Không cho trẻ ăn trái cây chưa được rửa sạch

Một số bệnh hay gặp nhất

Bệnh tiêu chảy là một trong các bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và cũng là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do chế độ ăn, uống của mùa hè khác với các mùa khác hoặc khác với chế độ ăn ở nhà trường; cũng có thể do khâu vệ sinh thực phẩm chưa tốt, nhất là một số trẻ được bố mẹ cho đi nghỉ mát, ăn uống ở một số hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

Trong các bệnh tiêu chảy mùa hè đáng lưu ý nhất là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đặc biệt tiêu chảy do ngộ độc thức phẩm bởi vi khuẩn tả (V. cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), kiết lỵ (lỵ amib).

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý. Trong đó bệnh viêm phổi cấp tính là một bệnh rất nan giải, nhất là tại các vùng, miền ở xa cơ sở y tế. Viêm phổi cấp tính mùa hè có thể do vi khuẩn hoặc do virút, nhưng tỷ lệ viêm phổi do virút thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Việc chẩn đoán nguyên nhân trong viêm phổi mùa hè ở trẻ cũng sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là ở các tuyến y tế chưa đủ điều kiện trang thiết bị máy móc, sinh phẩm của phòng xét nghiệm.

Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (n.meningitidis) cũng hay xảy ra vào mùa hè và nếu xảy ra thì sẽ gặp ở hầu hết những trẻ chưa được tạo miễn dịch chủ động (tiêm phòng vắc-xin). Bệnh có một số đặc điểm gây nguy hiểm cho trẻ là diễn biến thường nặng và dễ gây thành dịch.

Bệnh viêm não do virút Nhật Bản B thuộc nhóm B của arbovirus. Virút này muốn gây bệnh cho người phải nhờ đến muỗi culex hoặc muỗi aedes. Mùa hè các loại muỗi đều có điều kiện để phát triển nếu trẻ không được nằm màn. Ở những địa phương có mật độ muỗi cao và có mầm bệnh virút viêm não Nhật Bản B thì trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh cũng rất dễ lây lan thành dịch.

Bệnh sốt xuất huyết dengue cũng rất dễ xảy ra, do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Trẻ vui chơi ở những nơi có muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết dengue hoặc ngủ không nằm màn rất dễ mắc bệnh, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối là lúc muỗi vằn hoạt động hút máu mạnh nhất.

Cả 2 bệnh viêm não Nhật Bản B và sốt xuất huyết dengue rất dễ gây thành dịch, bệnh nặng, dễ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và xử trí sớm. Say nóng, say nắng cũng có thể xảy ra vào mùa hè đối với trẻ ham chơi ngoài trời nắng, thiếu sự kiểm soát của người lớn, đặc biệt là những trẻ được đi du lịch, tắm biển giữa lúc trời nắng gắt. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến hiện tượng trẻ tắm sông, ao, hồ không có sự kiểm soát của người lớn rất dễ xảy ra chết đuối, nhất là trẻ ở vùng nông thôn, ngoại thành.

Phòng bệnh

Mùa hè cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ không nên xáo trộn quá mức chế độ ăn ở trường học với chế độ ăn ở nhà.

Cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ uống nước lã, nước chưa được đun sôi, không ăn quả xanh chưa rửa sạch.

Không nên cho trẻ chơi, nghịch ngoài nắng gắt, nhất là vào buổi trưa, xế chiều. Đi ngủ phải nằm màn kể cả ngủ ban ngày để tránh muỗi đốt. Không nên cho quạt mát xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ ngủ; không nên để nhiệt độ điều hòa thấp quá, 27- 28oC là vừa) và cũng không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc chơi dưới làn gió của máy điều hòa nhiệt độ.

Khi trẻ chơi ra mồ hôi nhiều làm ướt áo quần thì cần thay cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.

Người lớn cần tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.

Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè.

Không cho trẻ đi tắm sông, ao, hồ mà không có sự giám sát của người lớn.

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục