Nhiều năm qua, y - bác sĩ Trạm y tế xã Nam Thượng khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiều năm qua, y - bác sĩ Trạm y tế xã Nam Thượng khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

(HBĐT) - Được công nhận Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia từ năm 2004, đã nhiều năm nay trở thành địa chỉ tin cậy trong việc khám, chữa bệnh cho người dân trong vùng. Các y, bác sỹ Trạm y tế xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi luôn phải làm việc với cường độ cao, tận tình, chu đáo. Mặt được thì đã rõ, nhưng với cơ sở vật chất tạm bợ trong suốt 8 năm qua, hiện tại vẫn chưa được khắc phục khiến cho những người trong cuộc thường đưa ra cái nhìn so sánh chuẩn và chưa chuẩn.

 

Tiếp chuyện chúng tôi trong căn phòng chật chội, BS Đinh Công Nghị,  Trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Thượng phân trần: Ngày được công nhận Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, không chỉ có chúng tôi (những cán bộ làm công tác chuyên môn) mà tất cả nhân dân trong xã, trong vùng đều vui lắm. Không vui sao được khi nghĩ  công tác khám - chữa bệnh sẽ được nâng lên bởi sẽ được trang bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị và cả nhân lực nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thế nhưng, niềm vui đó bao năm qua vẫn chưa được trọn vẹn vì cho đến nay, y - bác sĩ của Trạm vẫn phải làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn. Khuôn viên nhỏ hẹp bao bọc lấy ngôi nhà cấp 4 (4 phòng) này trước đây vốn là của Ban DS xã. Căn nhà được xây dựng từ năm 1994 với thiết kế là để phục vụ cho công tác dân số. Nhưng vì thiếu cơ sở làm việc nên xã đã điều chuyển cho Trạm y tế mượn tạm  đến nay. Cùng với thời gian, ngôi nhà đã xuống cấp, trở nên ọp ẹp, mái dột, tường thấm, cửa sổ mục thủng lỗ chỗ. Đã nhiều năm nay, mỗi khi trời mưa gió, cán bộ của trạm lại phải chạy đôn, chạy đáo, người che chắn, sắp xếp chỗ nằm cho bệnh nhân, người lo bảo vệ tài liệu, sổ sách để tránh bị ướt (mặc dù Trạm chỉ có 1 phòng với 2 giường dành cho bệnh nhân nằm điều trị). Đến năm 2010, Trạm thay được những cánh cửa mục nát ấy bằng những tấm cửa nhôm, nhưng cũng vẫn chỉ là chắp vá tạm thời vì bức tường đã bị mủn không thể khoan, đóng đinh hay dán… kể cả những thứ có trọng lượng nhẹ như tờ giấy.  Hầu hết bàn, ghế, tủ dùng hàng ngày đều là đồ xin lại của UBND xã. Những năm gần đây, Trạm được ngành bổ sung thêm trang, thiết bị phục vụ KCB, nhưng vì không có phòng chuyên dụng nên cũng chưa được sử dụng một cách hiệu quả.

Hiện, Trạm có đội ngũ cán bộ gồm 1 bác sỹ, 6 y sỹ, dược tá, nữ hộ sinh, trong đó có 1 cán bộ đang học đại học. Vì đặc thù của Trạm nên hoạt động nghiệp vụ có chút đảo lộn so với những trạm y tế khác. Cụ thể, với chức năng của 1 trạm y tế, việc thực hiện hoạt động y tế dự phòng phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, ở Nam Thượng, vì số bệnh nhân đến KCB đông, đội ngũ cán bộ lại mỏng nên phải ưu tiên cho công tác KCB trước. Tất cả các cán bộ của Trạm đều được giao nhiệm vụ tuyên truyền, theo dõi hoạt động y tế ở từng thôn xóm, có báo cáo cụ thể từng tuần, tháng. Hàng tháng, Trạm y tế xã khám, điều trị cho từ 300-500 lượt bệnh nhân. Kể từ tháng 4/2009, Trạm được đưa vào danh sách các đơn vị được cấp thuốc bảo hiểm toàn dân nên công việc thêm phần vất vả. Toàn xã có hơn 4.000 người dân có thẻ BHYT,  chưa kể người dân ở các xã lân cận như Kim sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa… cũng thường xuyên đến KCB tại trạm. Thông thường, 1 cán bộ trực 2 ngày thứ bảy, chủ nhật phải được nghỉ bù vào ngày thứ hai, nhưng từ lâu trạm y tế xã Nam Thượng đã bỏ quy định đó vì đầu tuần luôn là ngày đông bệnh nhân nhất Trạm phải huy động tất cả cán bộ để phục vụ.

Để thực hiện tốt hơn công tác CSSK cho nhân dân, Trạm y tế xã đã có  đề nghị được bổ sung về nhân lực với những cán bộ y tế được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu công việc. Hiện tại, Trạm rất cần đến những thiết bị cận lâm sàng như: xét nghiệm, siêu âm, chụp X quang… để phục vụ cho chẩn đoán bệnh nhưng vẫn chưa được trang bị. Về cơ sở vật chất, xã đã chuẩn bị sẵn sàng về quỹ đất và có thiết kế sơ bộ để trình lên cấp trên nhưng đã từ nhiều năm qua chưa được phê duyệt và cấp vốn để xây dựng. Không chỉ có cán bộ y tế xã mà chính quyền và nhân dân xã đều mong muốn được  cấp trên quan tâm tạo điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho xứng tầm với một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

                                                                                   Thúy Hằng

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục