Lá tre.

Lá tre.

Trong điều kiện thời tiết như hiện nay khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, người lao động làm việc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong hầm lò, phòng kín,... sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng say nắng, say nóng với các biểu hiện nhẹ là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu…

Nặng hơn có biểu hiện khó thở, chuột rút, ngất, hôn mê,… khi đó cần sơ cứu giảm thân nhiệt cho nạn nhân (chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát ở những vị trí như nách, bẹn, cổ) rồi đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời tránh tử vong.

Trong trường hợp nhẹ, nạn nhân tỉnh táo, nghỉ ngơi có thể dùng một số bài thuốc Nam rất hiệu quả. Tùy từng điều kiện có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1:

Lá tre, lá sắn dây mỗi thứ một nắm, rửa sạch, để ráo, giã vắt lấy nước cốt uống.

Bài 2: Bí xanh một miếng khoảng 150g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần uống.

Bài 3: Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần uống ngay.

Bài 4: Bí đao 60g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường ăn khi còn ấm, ngày 2 lần hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.

 Lá sen

Bài 5:

Lá sen (hà diệp) tươi 1 lá, gạo tẻ 150g, đường trắng 30g. Đãi sạch gạo, đổ vào nồi, cho nước vừa đủ hầm thành cháo. Lấy lá sen úp lên trên mặt cháo, đun 5 phút, đợi cháo nguội bỏ lá sen đi, cho đường vào là ăn được.

Bài 6: Gạo tẻ một nắm, lá sen tươi 1 lá, thịt lợn nạc 30g băm nhỏ, đậu xanh 30-50g, bột (hoặc củ sắn dây) 30-50g, lá hương nhu tươi 12-16g, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn trong ngày.

Bài 7: Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, sắc với 500ml nước lấy 150-200ml dùng cho người lớn uống, trẻ em uống 75-100ml, một ấm thuốc đun uống hai lần trong ngày.

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục