Những dòng chữ “Sản phẩm là thực phẩm chức năng (TPCN) không phải là thuốc”; “sản phẩm là thuốc không phải thực phẩm chức năng” đang đóng vai trò phân định dược phẩm-thực phẩm. Bộ Y tế đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhằm hạn chế tối đa tình trạng mập mờ này.

 

Mập mờ đến mờ mịt

 

“Mỗi năm có hàng chục trường hợp DN sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng (TPCN) bị xử phạt vì vi phạm quảng cáo. Lỗi phổ biến nhất là thông tin về sản phẩm thực phẩm khiến người dùng hiểu lầm như là thuốc, có khả năng chữa bệnh”, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết. Mặc dù lỗi này đã tồn tại lâu nay nhưng việc vi phạm vẫn là căn bệnh trường diễn. “Đã và sẽ phải chấn chỉnh mạnh mẽ hoạt động quảng cáo kiểu mập mờ, trong đó việc xử lý vi phạm sẽ nặng hơn rất nhiều so với quy định hiện hành”, ông Phong nói.

 

Ông Phong cũng chỉ ra rằng: “Việc người tiêu dùng bị hiều lầm TPCN là thuốc hoặc kỳ vọng thực phẩm  thay thuốc còn có sự “tiếp tay” của cán bộ trong ngành y tế bởi nhiều sản phẩm sử dụng hình ảnh cán bộ y tế để quảng bá, nhiều sản phẩm được cán bộ y tế viết bài giới thiệu. Tuy nhiên, lâu nay hình thức này mới chỉ bị cấm mà chưa có hình phạt đưa ra với các cán bộ y tế vi phạm. Đó chính là lý do kiểu quảng bá này diễn ra khá phổ biến”.

 

Việc phân định không rõ ràng thuốc-thực phẩm còn phụ thuộc vào cơ quan quản lý. Một doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm TPCN cho biết: cùng một sản phẩm với cùng hàm lượng như nhau nhưng tại nước sở tại sản phẩm đó được đăng ký là thuốc nhưng vào Việt Nam thì không được chấp nhận là thuốc mà lại là thực phẩm chức năng”.

 

 Lãnh đạo đơn vị nhập khẩu trên phàn nàn: “Thực ra đó là một thiệt thòi cho nhà kinh doanh bởi với các sản phẩm TPCN làm ăn lôm côm, chi phí thấp họ sẵn sàng sản xuất sản phẩm bằng nguyên liệu dược (vitamin B1, vitamin C nhưng hàm lượng thấp, chi phí  rất rẻ) rồi ỷ vào quảng cáo lố để bán đắt thu lợi cao. Trong khi đó, những sản phẩm sản xuất nghiêm túc có thể đạt tiêu chuẩn dược phẩm thì lại bị “đuổi” sang thực phẩm. Tình trạng này rất thiệt thòi cho sản phẩm nghiêm túc về chất lượng vì khi là thuốc sẽ được kê đơn còn nếu là thực phẩm chức năng thì bác sỹ không được kê đơn.

 

Thực hư về “công dụng”

 


Tại Việt Nam, thông tư 08 (năm 2004) của Bộ Y tế đã định nghĩa “TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”. Do đó, TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. TPCN có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn các chất dinh dưỡng thông thường và liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí được tính bằng miligram hoặc gram”.
 

Phân biệt TPCN

 

Dựa vào cách ghi số đăng ký (SKĐ) trên hộp:

SĐK của TPCN bắt buộc phải ghi theo một trong 2 định dạng sau:

+ Đối với SĐK do Do BYT (Cục VSATTP) cấp:

xxx/yyyy/YT-CNTC

+ Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp

Ví dụ: 123/2010/YT-CNTC

+ Đối với SKĐ do sở y tế cấp:

xxx/yyyy/YT-XX

+ Trong đó: xxx = số thứ tự được cấp, yyyy: năm cấp, XX: Tên viết tắt của tỉnh thành cấp SĐK

Ví dụ: 123/2010/YT-TG

Nhưng trong thực tế, người sử dụng thường chỉ trông chờ vào sự trung thực của nhà sản xuất, nhà kinh doanh TPCN trong việc ghi nhãn để phân biệt thuốc-thực phẩm. Bà Nguyễn Thị M. bệnh nhân ung thư vú kể: tôi thấy có sản phẩm ghi trên nhãn “tốt cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân sau hoá xạ trị, thải độc tố” cứ tưởng là thuốc. Người hướng dẫn còn bảo, sản phẩm này uống lành, sử dụng không cần đơn của bác sỹ nên tôi cũng mua dùng. Khi mua về uống một thời gian, đọc mãi mới thấy dòng chữ “Thực phẩm chức năng” ghi rất nhỏ trên góc bao bì. Tôi nghĩ, nếu sản phẩm tốt thì nên ghi rõ để người sử dụng có thể thoải mái về tâm lý khi lựa chọn”.

 

Trên hầu hết các bao bì TPCN nếu không có dòng chữ “sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh” thì phần lớn các sản phẩm này đều khiến người dùng hiểu là thuốc điều trị. Từ bao bì đóng gói (lọ, hộp) đến bào chế (viên nhộng) cho đến các chỉ dẫn (công dụng, hướng dẫn sử dụng) đều là ngôn ngữ của thuốc. Ngay cả thành phần cũng thể hiện như một sản phẩm dược. Đặc biệt người dùng rất khó phân biệt TPCN với thuốc y học cổ truyền sản xuất từ dược liệu.

 

Một sản phẩm được ghi rõ trên bào bì về tính năng: “Giảm cholesterol, hạ huyết áp, bền vững thành mạch, giảm nguy cơ tai biến tim mạch; ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-6 viên”. Hay một sản phẩm khác dành cho bệnh nhân gout có ghi lọ 30 viên nang với các thành phần là các dược liệu dành cho sản xuất thuốc y học cổ truyền: nhọ nồi, nhàu, hoàng bá, ba kích... Viên TPCN này được bào chế dạng viên nhộng dùng đường uống. Rõ ràng với cách thể hiện trên, không ngạc nhiên khi người tiêu dùng nhìn nhận sản phẩm này là thuốc.

 

Chất lượng khó kiểm soát

 

Trong nước hiện vẫn chưa có sản phẩm TPCN được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt mặc dù nhiều đơn vị đạt thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) đang tham gia sản xuất TPCN. Bởi vậy, không tránh khỏi tình trạng TPCN được sản xuất trên dây truyền sản xuất thuốc. Đầu năm 2011, Sở Y tế Hà Nội đã phải đình chỉ sản xuất TPCN của một công ty dược vì đơn vị này sản xuất TPCN trên dây truyền sản xuất thuốc. “Về nguyên tắc, việc này không được phép vì việc sản xuất như vậy có thể gây nhiễm các thành phẩn từ dược phẩm đối với sản phẩm thực phẩm”, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở y tế nêu ý kiến.

 

Ông Trịnh Quân Huấn,Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, việc bỏ trái phép tân dược vào TPCN đã từng bị cơ quan quản lý phát hiện. Hành vi trái phép nói trên có thể gây quá liều cho người sử dụng dẫn đến nguy hại cho sức khoẻ. Bộ Y tế đã từng  xử lý các sản phẩm vi phạm. Tới đây, việc cấp phép cho các thực phẩm chức năng công bố là có tính năng hỗ trợ điều trị, tăng cường “chức năng” sẽ phải chứng minh bằng các thử nghiệm và thông qua Hội đồng xét duyệt. Sản phẩm có chứa các chất không có trong hồ sơ công bố chất lượng sẽ phải thu hồi. Nếu vi phạm mức độ nghiêm trọng sẽ phải rút giấy phép.

 

 

                                                                            Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục