Rotavirus là loại vi-rút phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới, song đến nay nhiều phụ huynh vẫn chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus này đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

 

Theo thống kê mỗi năm tiêu chảy cấp do Rotavirus cướp đi sinh mạng của hơn 610.000 trẻ em. Tại Việt Nam, con số này là 54% nghĩa là cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Độ tuổi của trẻ bị nhiễm thường gặp nhất là từ 3 - 24 tháng tuổi. So với các bệnh tiêu chảy thông thường khác, tiêu chảy do Rotavirus có thể dẫn đến nhập viện hoặc thậm chí tử vong cho trẻ vì bị tiêu chảy và ói mửa hơn 20 lần/ngày. Sau đợt bệnh trẻ dễ bị sụt cân, kém ăn & dẫn đến suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo khảo sát tại các bệnh viện, đa số các bậc cha mẹ vẫn còn nhiều ngộ nhận và chưa ý thức hết mức độ nguy hiểm của bệnh này.

Tiêu chảy do Rotavirus rất hiếm xảy ra?

Đa số các bậc cha mẹ cho rằng, trẻ rất hiếm khi bị tiêu chảy do Rotavirus vì trẻ còn nhỏ, việc ăn uống, vui chơi được gia đình chăm sóc kỹ lưỡng. Nhưng các thống kê gần đây cho thấy, tiêu chảy do Rotavirus là bệnh phổ biến ở trẻ. Tại Việt Nam, cứ có 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp, thì có một trường hợp là do nhiễm Rotavirus. Vi-rút này đặc biệt có tính… dân chủ vì không phân biệt nước giàu hay nước nghèo, môi trường sạch hay ô nhiễm. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm bệnh không khác nhau nhiều giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Trẻ càng nhỏ càng khó nhiễm bệnh?

Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng. Thực ra, trước 5 tuổi, hầu như trẻ đều bị ít nhất một lần tiêu chảy do nhiễm Rotavirus, thậm chí có thể gặp ở trẻ nhũ nhi 3 tháng tuổi. Tại Việt Nam tiêu chảy do Rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 3-17 tháng tuổi: 46% trường hợp xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi và 59% ở trẻ 6-11 tháng tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi, nguy cơ nhiễm Rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong.


Trẻ càng nhỏ tuổi nguy cơ nhiễm Rotavius càng cao - Ảnh: gettyimages.com

Bệnh không lây lan?

Có thể nói, trong các bệnh lý ở trẻ, tiêu chảy do Rotavirus có mức độ lây lan rất nhanh và cao vì tồn tại trong môi trường và lưu lại trên tay vài giờ và trên bề mặt rắn khoảng vài ngày. Ở những trẻ bị bệnh, Rotavirus có thể bị đào thải và tồn tại trong phân lên đến 21 ngày mặc dù tiêu chảy đã chấm dứt. Đó là lý do tại sao chỉ bằng vệ sinh thông thường, cung cấp nước sạch hay cải thiện các hệ thống vệ sinh môi trường cũng không thể loại trừ được bệnh tiêu chảy do Rotavirus, đặc biệt là lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Khi trẻ nhiễm Rotavirus sẽ đào thải ra ngoài một lượng siêu vi rất lớn đến 10 ngàn tỷ nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ 10 siêu vi là có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Siêu vi có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn. Nó cũng có thể lây qua đồ chơi, giường, gối, chăn, drap giường. Gần đây, một số nhà khoa học nghi ngờ Rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì vi-rút được tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị bệnh.

Tiêu chảy do Rotavirus không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ?

Theo các bác sĩ, ngộ nhận này của các bậc cha mẹ đã đẩy nhiều trẻ vào tình trạng nguy kịch. So với các bệnh tiêu chảy thông thường khác, tiêu chảy do Rotavirus có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến 20 lần/ngày. Do nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, trẻ dễ bị mất nước và mất các chất điện giải, không bù tại nhà bằng đường uống được nên phải đưa tới bệnh viện. Nếu trẻ không được truyền dịch kịp thời thì có thể tử vong vì tình trang mất nước nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi bị Rotavirus tấn công, lớp bảo vệ của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose nên không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu. Sau đợt bệnh, trẻ rất dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng dẫn đến kém phát triển.

Chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ là có thể phòng ngừa được bệnh?

Trong thực tế, Rotavirus lây lan nhanh và tồn tại ở xung quanh chúng ta. Đây là loại siêu vi kháng với các chất tẩy rửa thông thường như xà bông, nước javen... Ngoài ra, bệnh tiêu chảy cấp này do siêu vi trùng gây ra, vì vậy kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh. Các biện pháp thông thường như rửa tay, bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng có vẻ không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Những nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để bảo trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do Rotavirus là chủng ngừa bằng vắc-xin. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo nên chủng ngừa cho tất cả trẻ nhỏ để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Để đối phó với tình trạng nặng của đợt tiêu chảy do Rotavirus đầu tiên, nên cho trẻ uống sớm vào lúc 6 tuần tuổi và tốt nhất là nên hoàn tất việc chủng ngừa trước 6 tháng tuổi. (Như Thường)

 

                                                     Theo ThanhNien

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục