Tuổi thọ trung bình của người Việt ước đạt 73 tuổi nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp chỉ khoảng 60 tuổi. Tính ra, mỗi người đã mất 13 năm cho bệnh tật.

Thông tin này được TS. Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết sáng nay 20/9 tại hội thảo Già hóa dân số và định hướng xây dựng chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (NCT) VN giai đoạn 2012-2020 do UB Quốc gia về NCT VN và Quỹ Dân số LHQ tổ chức.

 

70% NCT không có “của để dành”

 

Thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ cho thấy, đời sống vật chất của NCT nước ta còn rất nhiều khó khăn và cần được hỗ trợ. Có tới 70% NCT không có tích lũy vật chất để an hưởng tuổi già; 60% NCT trong hoàn cảnh khó khăn; 37% ở mức trung bình và chỉ có 1% các cụ có cuộc sống dư giả. Không chỉ có thế, về mặt tinh thần các cụ cũng gặp nhiều trắc trở (13%) và chỉ có 20% các cụ cảm thấy thoải mái.

 

Ông Trọng cho rằng, tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người nhưng hệ thống an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT. “Tuy tuổi thọ trung bình cao (73 tuổi) nhưng gánh nặng bệnh tật cũng không hề thấp, bằng chứng là có đến 95% NCT có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền. Số ngày ốm trung bình của một cụ già trong một tháng là 2,4 ngày”, ông Trọng nói.

 

Trong khi đó, NCT lại chủ yếu sống ở vùng nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp nên hầu như không có lương hưu hay trợ cấp xã hội. Hàng ngày, các cụ vẫn phải nai lưng ra kiếm sống cùng với sự hỗ trợ của con cháu và gia đình.

 

Xu hướng quy mô gia đình VN hiện đang chuyển dần từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân nhưng vẫn có đến 75% số NCT sống cùng với con cháu. Tình trạng NCT sống không có vợ chồng chiếm tỷ lệ cao, nhất là phụ nữ dẫn đến hiện tượng “nữ hóa dân số cao tuổi”; hạn chế khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và BHYT…

 

Trợ cấp cho người nghèo còn thấp

 

ThS. Lê Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) cho hay: “Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội chưa bao quát được hết các nhóm NCT gặp khó khăn, những NCT sống dưới mức chuẩn nghèo. Trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng xã hội sống tại cộng đồng chỉ bằng 21% so với tiền lương tối thiểu; so với chuẩn nghèo nông thôn mới cũng chỉ bằng 45%. Nhiều NCT hưởng trợ cấp lại là những người sống trong các gia đình nghèo 15% khó có thể đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu”.

 

ThS. Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH) cho rằng, tốc độ chi từ quỹ hưu trí đang tăng nhanh chóng do số người nghỉ hưu nhanh hơn số người tham gia vào hệ thống quỹ nên không thể đảm bảo cân đối thu chi. Vì vậy, bà Nga khuyến nghị cần thay đổi nội dung trong chế độ hưu trí bằng cách tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình và nhóm đối tượng; bình đẳng hơn trong việc tính lương hưu giữa nam và nữ, giữa các khu vực. Đồng thời, thay đổi tiền lương đóng BHXH bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp có tính chất lương…

 

Đồng quan điểm, TS. Trọng cũng nhận định cần cải cách chế độ hưu trí hiện hành và đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm. Bên cạnh đó, mở rộng trợ cấp xã hội cho NCT dễ bị tổn thương, đặc biệt tập trung vào NCT sinh sống ở khu vực nông thôn và phụ nữ cao tuổi; huy động cộng đồng tham gia chăm sóc cho NCT.

 

 

                                                                 Theo Dantri

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục