Balyaeva cùng chồng và con gái Irina. Ảnh: Pravda

Balyaeva cùng chồng và con gái Irina. Ảnh: Pravda

Hai gia đình ở Nga phát đơn kiện một bệnh viện địa phương vì trao nhầm con cho họ 12 năm trước.

 

Khi Yuliya Belyaeva, sống ở một thành phố tại vùng núi Ural, Nga, ly dị hồi đầu năm nay, chồng cô từ chối chu cấp tiền nuôi con. Anh không tin anh là cha của cô bé Irina. Balyeava liền kiện chồng ra tòa. Cuối cùng, tòa án yêu cầu họ kiểm tra DNA.
 

"Chúng tôi kiểm tra DNA hai lần", BBC dẫn lời Belyaeva cho biết. "Kết quả đều cho thấy chúng tôi không phải cha mẹ của Irina. Quan tòa không tin nổi điều đó. Bà nói chuyện này chỉ có trên phim ảnh và không biết nên khuyên chúng tôi thế nào".

Belyaeva sinh con hồi tháng 12/1998. Trong phòng hộ sinh còn có một phụ nữ khác. Cô nghĩ có thể hai đứa bé đã bị trao nhầm. "Tôi sao chép kết quả kiểm tra DNA và đi thẳng tới văn phòng công tố. Sau đó, tôi phát đơn kiện bệnh viện trao nhầm con".

Các nhà điều tra liền đi tìm cha mẹ của cô bé Irina. Gia đình này sống ở đầu kia của thành phố. "Con gái của họ - Anya - có tóc vàng và rất giống vợ chồng tôi", Belyaeva nói. "Con gái chúng tôi thì tóc và mắt đen, trông giống anh chồng bên kia. Anh ấy là người Tajikistan".

"Tôi luôn nghĩ Irina giống mẹ chồng tôi. Bà cũng có tóc và mắt màu đen. Chưa bao giờ tôi nghĩ Irina không phải con gái tôi. Tôi không bao giờ nghĩ bác sĩ có thể phạm sai lầm như thế".

Trong khi cha mẹ hai cô ngạc nhiên thì hai cô bé bị sốc. "Đối với chúng việc này thật kinh khủng", Belyaeva nói. "Chúng được nuôi dưỡng ở nhà này, giờ lại phát hiện là con của nhà khác".
 
Cả hai cô bé đều không muốn rời khỏi gia đình đã nuôi dưỡng họ suốt 12 năm nay. "Irina cứ nói với tôi: 'Mẹ ơi, đừng cho con đi'. Tôi phải trấn an nó rằng tôi vẫn là mẹ nó và mọi thứ không có gì thay đổi", Belyaeva kể.

Belyaeva cho biết cô sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc gặp Anya lần đầu. "Ngay khi gặp Anya lần đầu, tôi chẳng cần kiểm tra DNA để chứng minh tôi là mẹ nó. Nó như bản sao của tôi hồi nhỏ. Kể từ khi biết chuyện, chúng tôi không gặp nhau mấy. Chúng tôi sống ở hai đầu thành phố", cô nói.

Khi gặp nhau, Anya cũng gọi Belyaeva là mẹ. "Chắc con bé nghĩ tôi thích thế. Thực ra, tôi cũng chỉ là người dưng với con bé mà thôi".

"Gia đình kia là người Hồi giáo vì thế con gái tôi được nuôi dưỡng thành một người đạo Hồi. Họ có truyền thống và tập tục khác tôi, làm cho mọi việc càng khó hơn".

Hai gia đình này đòi bệnh viện bồi thường gần 160.000 USD. Tuy nhiên, họ không thể phát đơn kiện hình sự đối với nhân viên bệnh viện vì sự việc xảy ra đã lâu.

                                                Theo Vne/TTX

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Điều kiện vệ sinh của một số cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa đạt yêu cầu (ảnh: thực hiện thử test nhanh mẫu dụng cụ đựng thực phẩm tại các cơ sở chế biến, nhà hàng huyện Kim Bôi).
Sản xuất thuốc tại một nhà máy ở Bình Dương. Ảnh: Tg.Lâm

Bánh mì Việt Nam làm "khuynh đảo" ẩm thực Mỹ

Sau món bánh thịt chiên giòn của Mexico, thì bánh mì Việt Nam (chữ "bánh mì" được viết nguyên cả dấu) đang trở thành món ăn thu hút sự chú ý.

Số người mắc bệnh tay chân miệng vẫn ở mức cao

Ngày 10-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong tuần thứ 40 kể từ đầu năm 2011, số trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) vẫn ở mức cao với 2.124 trường hợp mắc bệnh tại 47 địa phương, trong đó có ba trường hợp tử vong (ở Tây Ninh, Cà Mau, Kiên Giang).

Người đàn ông Pháp say mê võ cổ truyền Việt

Làng Dompierre - sur - Nièvre, thuộc tỉnh Nièvre, vùng Bourgogne, miền Trung nước Pháp, cách thủ đô Paris gần 250km là một ngôi làng không hề có người Việt Nam nào sinh sống nhưng khi nhắc đến Việt Nam thì ai cũng biết.

Làm gì khi trẻ không tăng cân ?

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia dinh dưỡng tỉnh, tính đến tháng 6/2011, tổng số trẻ em dưới 2 tuổi của toàn tỉnh là 29.707 trẻ, trong đó có 3.209 trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp. ở độ tuổi này, việc không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng không tăng cân ở trẻ là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ nhiễm giun sán hoặc mắc bệnh kéo dài...

Toàn tỉnh có 100 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 100 xã, phường, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 47,6%, trên 70% số trạm y tế đạt chuẩn có bác sỹ công tác. Trong đó, các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn là các đơn vị có số xã đạt chuẩn cao nhất (chiếm tỷ lệ trên 50%), các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Yên Thủy có số xã đạt chuẩn dưới 40%.

Thạch sùng làm thuốc Phát hiện loài thạch sùng mới tại Nghệ An

Thạch sùng sống khắp nơi ở nước ta và là loại sinh vật quen thuộc với mọi người. Tùy từng vùng mà có nơi gọi là con thằn lằn, hay thủ cung, thiên long, bích hổ, hát hổ. Thạch sùng dùng làm thuốc và được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo kinh tập chú. Có nhiều loại thạch sùng, có tên khoa học là Hemidactylus Frenatus Schleghel đều thuộc loại tắc kè (Gekkonnidae).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục