Sức khỏe cũng phân cấp bậc. Vậy bạn có biết sức khỏe của mình đang ở cấp bậc nào không? Một số phương pháp kiểm tra sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

 



1. Sự cân bằng đến đâu?

 

Hai chân trước sau xếp thành một hàng thẳng, ngón chân của chân sau chạm vào gót chân của chân trước, hai tay để thả xuống tự nhiên ở hai bên cơ thể, sau đó nhắm hai mắt lại, miệng nhẩm đếm 10 con số. Nếu trong thời gian đó có thể của bạn lay động, chứng tỏ sự cân bằng của bạn chưa đủ tốt, chân, mắt cá chân và đấu gối dễ bị tổn thương do dùng lực không đồng đều khi đi bộ và lâu dài có thể ảnh hưởng tới cột sống.

 

Phương pháp cải thiện: bất kỳ lúc nào, đánh răng hay xem tivi cũng hãy đứng thẳng lưng, nhón chân lên để luyện tập sự cân bằng.

 

2. Thính lực có giảm?

 

Nhờ một người bạn đứng ở vị trí cách xa bạn 1m, quay lưng và nói chuyện với bạn. Nếu có thể nghe rõ những gì người bạn nói tức là thính lực của bạn không có vấn đề gì. Lúc này, hãy tạo tạp âm bằng cách bật tivi. Nếu vẫn nghe rõ chứng tỏ thính lực của bạn rất tốt. Còn ngược lại là thính lực đã bị tổn thương, trong đó đa phần nguyên nhân là do thường ngày bạn sử dụng tai nghe chỉnh âm lượng quá lớn.

 

Phương pháp cải thiện: hàng ngày khi xem ti vi, nghe nhạc, điều chỉnh âm lượng dưới 60%, đặc biệt là khi dùng tai nghe càng phải chú ý khống chế âm lượng, đồng thời nên dùng loại tai nghe ốp toàn bộ tai để ngăn tạp âm ở bên ngoài.

 

3. Xương chậu có chuẩn?

 

Ngồi trên ghế, hai chân dẫm vào một bề mặt ngang bằng, quan sát độ cao của đầu gối có ngang nhau hay không? Sau đó nằm ngửa trên phản, thư giãn chi dưới, nhờ bạn quan sát giúp xem độ nghiêng của hai mắt cá chân có đồng đều hay không? Nếu câu trả lời là không, có nghĩa là xương chậu đã có phần biến dạng và thủ phạm có thể là giày cao gót hay đeo túi quá nặng.

 

Phương pháp cải thiện: Hàng ngày chú ý đi giày bằng, đồng thời nếu tập luyện hãy tham khảo ý kiến chuyên gia. Có một điểm để chúng ta an tâm là 80% người có xương chậu biến hình dạng nhẹ có thể hồi phục thông qua tập luyện thích hợp.

 

4. Hiệu suất hô hấp của đủ mạnh?

 

Một tay cầm một cây nến đang cháy, sau đó thẳng tay ra, thử dùng một hơi để thổi tắt ngọn nến. Nếu không thể thổi tắt ngọn nến, chứng tỏ hơi thở chưa đủ sâu, hiệu suất hô hấp không đủ cao, thể bào trong cơ thể có thể thường xuyên ở trong tình trạng thiếu dưỡng khí.

 

Phương pháp cải thiện: Bơi là một trong những phương pháp hữu hiệu để kích hoạt chức năng phổi, nâng cao hiệu suất hô hấp. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày cũng cần học cách hô hấp nhẹ nhàng, từ từ và hài hòa, giữa thời gian hô hấp không nên ngừng nghỉ, duy trì hơi dài giống nhau, đồng thời chú ý lực hít vào và thở ra phải cân bằng.

 

5. Tuần hoàn máu có ổn định?

 

Lấy bậc thang làm công cụ, hoàn thành các động tác lên xuống cầu thang, mỗi phút lên xuống 20 lần, làm liên tục trong 3 phút, nghỉ 30 giây, sau đó tiếp tục kiểm tra nhịp tim trong 30 giây rồi xem trong bảng sau:

 

Trạng thái

20-29 tuổi

30-39 tuổi

40-49 tuổi

Trên 50 tuổi

Xuất sắc

39-42 lần

39-42 lần

41-43 lần

41-44 lần

Rất tốt

43- 44 lần

43-44 lần

44-45 lần

45-47 lần

Tốt

45-46 lần

46-47 lần

46-47 lần

48-49 lần

Bình thường

47-52 lần

48-53 lần

48-54 lần

50-55 lần

Thấp

53-56 lần

54-56 lần

55-57 lần

56-58 lần

Rất thấp

57-66 lần

57-66 lần

58-67 lần

59-67 lần

Trạng thái

20-29 tuổi

30-39 tuổi

40-49 tuổi

Trên 50 tuổi

Xuất sắc

39-42 lần

39-42 lần

41-43 lần

41-44 lần

Rất tốt

43- 44 lần

43-44 lần

44-45 lần

45-47 lần

Tốt

45-46 lần

46-47 lần

46-47 lần

48-49 lần

Bình thường

47-52 lần

48-53 lần

48-54 lần

50-55 lần

Thấp

53-56 lần

54-56 lần

55-57 lần

56-58 lần

Rất thấp

57-66 lần

57-66 lần

58-67 lần

59-67 lần

 
Phương pháp cải thiện: Mỗi ngày luyện tập thể thao 30 phút sẽ giúp cải thiện được tình trạng tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao hiệu suất vận chuyển dưỡng khí cho hệ thống tuần hoàn máu. Chạy bộ, chạy chậm, đạp xe đều là các môn vận động có dưỡng khí.

 

6. Xương sống của bạn có thẳng không?

 

Giữ tư thế đứng thường ngày, điều chỉnh toàn thân vào trạng thái thư giãn, sau đó nhờ người chụp ảnh bạn ở góc nghiêng bên trái và 1 bức ở góc nghiêng bên phải. Nhìn từ trong ảnh, phần đầu và vai của bạn ở trên một đường thẳng chứ không phải nghiêng về trước hoặc về sau. Phần vai của bạn cũng nên ở trên cùng một đường thẳng với tai. Ngoài ra, phần lưng dưới của bạn cũng nên có độ cong vừa phải, không được quá lớn. Nếu thân hình trong ảnh không phù hợp với các tiêu chuẩn trên, tức là tư thế đứng của bạn không tốt, như thế không những ảnh hưởng đến khí chất, hình dáng bên ngoài, mà còn làm cho xương sống bị tổn thương, thậm chí sẽ chèn ép thần kinh, gây ra đau đầu, hoa mắt, nhức mỏi lưng vv.

 

Phương pháp cải thiện: Luyện tập một số động tác vươn dài lưng, cột sống: đứng ở cửa, hai tay lần lượt bám vào vị trí 3 giờ và 9 giờ ở trên khung cửa, cố gắng nghiêng cơ thể về trước, làm lại nhiều lần, sau đó hai tay lại lần lượt bám vào vị trí 11 giờ và 1 giờ, và lại nghiêng cơ thể về phía trước, cũng làm đi làm lại nhiều lần.

 

                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục