Ông lang Xuân và đứa cháu được cho là từng bị bệnh mở khoá đầu.

Ông lang Xuân và đứa cháu được cho là từng bị bệnh mở khoá đầu.

Những đứa bé mới sinh được vài ngày, thậm chí chỉ vài giờ bỗng nhiên bỏ bú, ngủ li bì hoặc khóc ngằn ngặt, và đặc biệt là phần khớp hộp sọ chỗ thóp thở từ từ… mở ra ..

 

Nếu không để ý và chữa trị kịp thời để hộp sọ nứt toác sẽ dẫn đến tử vong.

Đó là những phác họa mà người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đều thuộc vanh vách về căn bệnh được gọi với cái tên là “Mở khóa đầu”.

Trẻ con, người già đều… mở khóa đầu

Đến huyện Lục Ngạn với ý định tìm hiểu thực hư về căn bệnh mở khóa đầu, chúng tôi đã xác định trước là 10 phần thì có tới 9 phần là hoang tin, chứ làm gì có căn bệnh kỳ lạ vậy. Trước khi đi, chúng tôi đã cất công tìm hiểu rất nhiều tài liệu y khoa, nhưng không có tài liệu chính thống nào nói về căn bệnh có tên mở khóa đầu.

Thế nhưng về đến xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, khi vừa dừng xe ghé vào một quán ven đường, những người có mặt trong quán đã xác nhận ngay, ở Lục Ngạn, căn bệnh này rất phổ biến, chẳng có gì là lạ cả.

Chị chủ quán dẫn chứng luôn: “Đây, như nhà tôi, ba đứa thì cả ba đều bị mở khóa đầu, đều phải mời thầy lang về đốt ngải thì mới khỏi”. Chỉ sang một cô gái trẻ hơn đang ngồi gần đó, chị tiếp: “Con nó cũng mới bị mở khóa đầu đấy. Ở đây mười đứa trẻ sinh ra thì sáu, bảy đứa bị”.

Đi tiếp vài hộ gia đình khác, chúng tôi cũng nhận được câu trả lời tương tự. Triệu chứng được người dân miêu tả là trẻ ngủ li bì hoặc khóc ngằn ngặt, bỏ bú, hộp sọ bị nứt ra ở phần thóp thở, có thể ít nhưng có những trường hợp nứt to đến hơn một cm...

Căn bệnh này phổ biến ở nhiều xã thuộc Lục Ngạn như Biên Sơn, Kim Sơn, Giáp Sơn, Tân Quang, Tân Hoa, Phì Điền… Nó phổ biến đến nỗi bất kỳ gia đình nào có trẻ mới sinh đều phải cảnh giác, quan sát việc ăn ngủ của trẻ và thỉnh thoảng phải sờ lên thóp của để kiểm tra, hễ có triệu chứng là phải đi gọi thầy về chữa.

Đặc biệt, theo lời người dân thì vài năm trở lại đây, căn bệnh này còn xuất hiện cả ở người lớn, thậm chí là người già. Biểu hiện là đau đầu, sốt nóng, đau như sắp bị vỡ đầu, có người hộp sọ cũng bị nứt ra.

Chị Giáp Thị Nhung (y sĩ Trạm Y tế xã Giáp Sơn) cũng được cho là một “nạn nhân” của căn bệnh này. Theo lời chị Nhung thì cuối năm 2010, bỗng dưng chị thấy đau đầu kinh khủng, rồi phần hộp sọ từ giữa trán lên đến đỉnh đầu tự nhiên “nứt” ra, sờ vào thấy mềm khác thường chứ không như đầu người bình thường. Chị đi khám nhiều nơi thì đều kết luận là bị đau đầu nhưng uống thuốc không thấy khỏi. Tình trạng này kéo dài gần nửa tháng, cuối cùng chị phải tìm đến một thầy lang để “đốt ngải”.

Kỳ lạ thay, chỉ đốt đúng một lần, chị đã hết đau đầu, phần hộp sọ khép dần lại và sờ vào không thấy mềm nữa. “Tôi cũng không thể giải thích được, nhưng thực tế là chính bản thân đôi đã bị mở khóa đầu” - chị Nhung nói.

Bí quyết của thầy lang

Theo đồn thổi thì ở Lục Ngạn, có rất nhiều thầy lang có thể chữa được căn bệnh mở khóa đầu như ông lang Cao, lang Xuân, lang Sắn, cô Chèng, cô Mị…

Chúng tôi đã thử tìm đến một thầy lang để tìm hiểu bí quyết chữa bệnh mở khóa đầu. Đó là ông Nông Quế Xuân (thôn Trại Mới, xã Giáp Sơn). Theo lời ông Xuân thì ông vốn là một cán bộ của Phòng Văn hóa huyện, sở dĩ chữa được bệnh mở khóa đầu vì trước đây cha ông cũng làm đông y, truyền lại nghề cho con cháu.

Ông Xuân cũng cho biết, bệnh mở khóa đầu ở Bắc Giang rất phổ biến, trong khi những nơi khác thì gần như không có. Chỉ từ đầu năm đến nay, ông đã phải “đốt ngải” cho gần 30 đứa trẻ bị mở khóa đầu. Có đứa đẻ sáng, chiều đã bị mở khóa đầu. Đứa nào bị nặng, có thể đặt lọt cả ngón tay vào phần hộp sọ bị nứt ra.

Thậm chí ông lang này còn nói rằng có đứa sinh trong bệnh viện, bị mở khóa đầu nhưng viện không biết là bệnh gì nên người nhà phải lén lút “mời” thầy lang vào đốt ngải. Chỉ vào đứa cháu nội 18 tháng tuổi của mình, ông Xuân cho biết, chính tay ông đã phải đốt ngải cho đứa cháu của mình để chữa căn bệnh mở khóa đầu.

Theo giải thích của ông Xuân thì bệnh mở khóa đầu có nguyên nhân do nhiệt thể tăng quá cao, bốc lên não khiến hộp sọ phải “mở” ra để thoát nhiệt. Đường mở này càng dài thì bệnh càng nặng, nếu như “mở” đến ấn đường (huyệt giữa 2 đầu cung lông mày) thì bệnh nhi chắc chắn sẽ tử vong do bị thoát hết nhiệt. Còn nếu được đốt ngải để hộp sọ khép lại, giữ được nhiệt của cơ thể thì đứa trẻ sẽ khỏi.

Về bí quyết đốt ngải, ông Xuân cho biết: Nguyên liệu đốt ngải là lá ngải tươi, sau đó phơi khô, vò kỹ cho hết lớp diệp lục màu xanh, nhặt hết xơ chỉ còn lại phần bông tơi màu trắng. Lấy ngải xe thành từng con ngải (mồi), trai 7 mồi, gái 9 mồi. Sau đó, châm một que hương rồi châm mồi ngải vào đầu que hương ấy và “đốt” (hơ) vào các huyệt trên cơ thể đứa trẻ.

Việc “đốt” huyệt như thế này sẽ tác động vào các dây thần kinh làm đứa trẻ tỉnh dậy, bú và hộp sọ dần khép lại. “Nguyên liệu thì không có gì đặc biệt, nhưng quan trọng là phải biết được các huyệt để đốt thì mới khỏi” – ông Xuân nói.

Vẫn còn là ẩn số?

Như trên đã nói, chúng tôi đã tìm ở rất nhiều cuốn sách y văn và các tài liệu y học trên internet nhưng không thấy nhắc đến cái tên bệnh mở khóa đầu. Ngay cả tìm một căn bệnh với cái tên khoa học khác nhưng có các triệu chứng giống bệnh mở khóa đầu ở Bắc Giang cũng thất bại.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng khẳng định, trong y văn không hề có tên bệnh mở khóa đầu. Và thực tế các ca sinh nở ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng chưa từng có trường hợp nào trẻ sơ sinh bị “nứt” hộp sọ ra như vậy. Vì vậy, theo ông Tuấn thì muốn biết thực hư căn bệnh này như thế nào thì Bộ Y tế phải vào cuộc.

Ông Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang cho biết, qua công tác quản lý y tế từ cơ sở thì thấy không có bệnh nhân mở khóa đầu nào đến các trạm y tế, trung tâm y tế điều trị. Cách đây hai năm, khi nghe tin về căn bệnh lạ này, Sở Y tế Bắc Giang cũng đã đến một số địa phương để tìm hiểu nhưng không phát hiện bệnh nhân nào bị mở khóa đầu, và cũng không có ai làm nghề chữa bệnh mở khóa đầu (?!). Vậy phải chăng, theo quan điểm của Sở Y tế thì bệnh mở khóa đầu chỉ là đồn thổi, không có thực?

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết là không chỉ ở Bắc Giang mà một số địa phương ở Quảng Ninh như Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Cẩm Phả… căn bệnh mở khóa đầu cũng rất “quen” với người dân. Lãnh đạo Trạm xá xã Mông Dương (Cẩm Phả) khi được hỏi về căn bệnh mở khóa đầu cũng cho biết, không có bệnh nhân nào bị bệnh này được đưa đến trạm. Tuy nhiên, vị trưởng trạm y tế này cũng thừa nhận, ở Quảng Ninh có rất nhiều trường hợp được người dân cho là bị mở khóa đầu với biểu hiện là bị nứt ở các khớp hộp sọ.

Theo giải thích của ông thì có thể là do ở các địa phương vùng cao, khí hậu lạnh, cơ thể trẻ chưa thích ứng được dẫn đến tăng áp lực nội sọ. Do hộp sọ trẻ sơ sinh còn chưa hoàn chỉnh nên việc tăng áp lực nội sọ có thể khiến các khớp ở hộp sọ bị giãn ra.

Trong một tài liệu của mình, bác sĩ Vi Văn Thái, Giám đốc Bệnh viện YHCT tỉnh Quảng Ninh cũng không phủ nhận bệnh “mở khóa đầu”. “Từ suy luận đến thực tế chúng tôi cho rằng căn bệnh mở khóa đầu của trẻ sơ sinh liên quan đến yếu tố “hàn tà” chính là chứng cảm lạnh của trẻ sơ sinh; điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện, môi trường sống của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nơi nào điều kiện sống tốt, dân trí cao trong việc chăm sóc bà mẹ trẻ em trong thời kỳ sinh nở thì hoàn toàn không tìm thấy căn bệnh này” – bác sĩ Thái cho biết.

Và theo ông, thì Y học phương Đông chữa cảm hàn tà chỉ cần ôn ấm kinh lạc để giải hàn tà (hỏa châm hoặc dùng bằng mồi ngải để chữa bệnh, đánh cảm bằng địa liền gừng gió, bằng dầu hoả kết hợp tóc rối với lá trầu không...). Điều này trùng hợp với việc chữa bệnh “mở khóa đầu” của các thầy lang hiện nay.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một quan điểm dựa trên kinh nghiệm của một bác sĩ đông y. Có một thực tế là ở nhiều địa phương, một số thầy lang vẫn đồn thổi về bệnh “mở khóa đầu” cho thêm kỳ bí, và tỷ lệ mắc bệnh nhiều hay ít cũng là do sự chẩn đoán của các thầy lang mà ra. Vì vậy, dù hư hay thực thì việc vào cuộc của ngành y tế là cần thiết để xác định bằng những các phương pháp khoa học chuyên ngành về “căn bệnh lạ” này.

 

                                                                                 Theo TienPhong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phần thi chào hỏi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Bùng phát bệnh sốt xuất huyết: Muốn chống, phải phòng

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) của cả nước 9 tháng qua giảm 46% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian này TP Hồ Chí Minh lại có số ca mắc SXH lên đến 9.125 ca, tăng 1,6 lần, trong đó có 5 người tử vong.

Ghi nhận thêm 11 trẻ em tử vong do bệnh tay chân miệng

Ngày 14-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông báo, tính từ cuối tuần trước đến nay, cả nước đã ghi nhận thêm hơn 5.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và 11 trẻ tử vong do bệnh này.

Dịch tay - chân - miệng đang có chiều hướng giảm

(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, sau khi bùng phát mạnh ở 11 huyện và thành phố Hòa Bình, trong hơn một tuần qua, bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng giảm dần.

Ăn sắn luộc, 1 bé tử vong, 3 bé nhập viện

Sau khi ăn sắn, cả 4 cháu bé ở thôn Bản Tắp 1, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai đều có biểu hiện ngộ độc. Cháu nặng nhất được đưa đi cấp cứu trước và đã tử vong trên đường đến viện.

Đề nghị lập hội đồng thẩm định cấp số đăng ký thuốc

Sau khi Báo SGGP đăng loạt bài “Những “khoảng mờ” thị trường dược phẩm” vào ngày 11 và 12-10, phản ánh tình trạng xin-cho và xí phần trong cấp số đăng ký thuốc (visa), ngày 13-10, đại diện lãnh đạo nhiều công ty dược phẩm khu vực phía Nam cho biết rất bức xúc về cơ chế này. Trong đó, việc lập hồ sơ và xin thẩm định, cấp giấy mất rất nhiều thời gian, tốn kém do dồn về một đầu mối là Cục Quản lý dược (Bộ Y tế).

Phòng - tránh cong vẹo cột sống tại trường học

(HBĐT) - Cong vẹo cột sống là tình trạng biến dạng bất thường của cột sống. Về mặt thẩm mỹ, sự biến dạng này không những làm cho học sinh có hình dạng bất thường mà còn có thể gây các ảnh hưởng bất lợi với sức khoẻ như: tiến triển nặng lên, đau lưng, tình trạng xoáy vặn của các xương sườn, gây ảnh hưởng chức năng tim, phổi, ảnh hưởng về tâm lý, xã hội, tự ti và cô lập trong giao tiếp xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục