Thất bại trong lần đầu sinh thiết tế bào da của cô gái bị lão hóa, các bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM vừa lấy lại bệnh phẩm để tái xét nghiệm, đồng thời chuyển mẫu sang Mỹ tìm nguyên nhân gây bệnh.
Các bác sĩ cho biết, sau 10 ngày lấy tế bào da để xét nghiệm, nguyên nhân gây bệnh lão hóa của bệnh nhân Nguyễn Thị Phượng vẫn chưa được xác định vì kết quả sinh thiết không thành công.
Với mẫu bệnh phẩm được gửi sang Mỹ giải phẫu bệnh, các bác sĩ hy vọng sẽ tìm được nguyên nhân gây lão hóa cho bệnh nhân 26 tuổi Nguyễn Thị Phượng. Ảnh: Cao Lâm |
"Lần này, bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu da để tái sinh thiết. Để không mất thêm thời gian và có thể so sánh kết quả, chúng tôi lấy hai mẩu tế bào da, một xét nghiệm trong nước, một đưa sang Mỹ. Hy vọng trong một tuần nữa sẽ có kết quả", một bác sĩ Bệnh viện ĐH Y dược cho biết.
Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, cô gái bỗng dưng bị lão hóa ở tuổi 26 vẫn được chăm sóc tại khu điều trị liên kết của Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM. Bệnh nhân cho biết, sức khỏe của chị khá tốt.
Bắt đầu từ chứng ngứa da mặt, uống thuốc đông y không khỏi, da mặt của chị Nguyễn Thị Phượng (Giồng Trôm, Bến Tre) dần lão hóa. 4 năm sau khi phát bệnh, hiện gương mặt của chị trông như một bà lão.
Thăm khám ban đầu, các bác sĩ nghi chị bị bệnh tế bào vón và biến chứng của việc dùng thuốc corticoid. Tuy nhiên để tìm nguyên nhân chính xác gây bệnh phải tiến hành xét nghiệm mẫu da. Sau khi có kết quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định hướng điều trị.
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, nếu bệnh nhân bị bệnh tế bào vón, khả năng điều trị lành bệnh là có thể. Khi trẻ hóa phải cần điều trị thẩm mỹ lâu dài.
Trong suốt 4 năm bị bệnh, nhan sắc bị hủy hoại, cô gái trẻ vẫn nhận được sự yêu thương và chăm sóc tận tình từ người chồng. Anh khẳng định vẫn yêu thương vợ như ngày còn là hoa khôi của vùng quê Giồng Trôm và mong được làm lễ cưới thực sự với Phượng khi cô đã lành bệnh. Hai người sống chung với nhau nhiều năm nay mà vẫn chưa làm lễ thành hôn.
Theo VnExpress
Đó là trường hợp chị Trần Thị Liên, ngụ khóm 5, phường 9, TP Cà Mau. Người nhà chị Liên cho biết khoảng 1g sáng 13-10, chị Liên thấy đau bụng nên đi vệ sinh, ai ngờ sinh luôn cháu bé trong nhà vệ sinh.
(HBĐT) - Ngày 15/10, Sở Y tế đã tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử ngành Y tế năm 2011. Tham gia hội thi có 14 bệnh viện trong toàn tỉnh với 117 cán bộ, viên chức.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) của cả nước 9 tháng qua giảm 46% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian này TP Hồ Chí Minh lại có số ca mắc SXH lên đến 9.125 ca, tăng 1,6 lần, trong đó có 5 người tử vong.
Ngày 14-10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông báo, tính từ cuối tuần trước đến nay, cả nước đã ghi nhận thêm hơn 5.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và 11 trẻ tử vong do bệnh này.
(HBĐT) - Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, sau khi bùng phát mạnh ở 11 huyện và thành phố Hòa Bình, trong hơn một tuần qua, bệnh tay - chân - miệng trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng giảm dần.
Sau khi ăn sắn, cả 4 cháu bé ở thôn Bản Tắp 1, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai đều có biểu hiện ngộ độc. Cháu nặng nhất được đưa đi cấp cứu trước và đã tử vong trên đường đến viện.