Tăng mỡ trong máu liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Cholesterol và triglycerit là chất gì?
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm... Đặc điểm của cholesterol: kém tan trong nước, không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
Người cao tuổi cần hạn chế ăn mỡ động vật . |
Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật.
Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu?
Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn:
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu < 5,2mmol/l). Cholesterol gồm các chất HDL-C (cholesterol có tỷ trọng cao) và LDL-C cholesetrol có tỷ trọng thấp, HDL-C là loại cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. Còn chất LDL-C (cholesterol có tỷ trọng thấp) trong máu người bình thường < 3,4mmol/l là loại cholesterol xấu. LDL-C có khả năng làm xơ vữa thành động mạch mà hậu quả sẽ là làm hẹp lòng động mạch gây tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến mạch máu não, thiểu năng mạch vành... Khi triglycerit máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerit cao. Còn khi tăng cả cholesterol và triglycerit thì được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.
Nguyên nhân gây tăng mỡ máu ở NCT
Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở NCT là do chế độ ăn không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa…
Biện pháp ngăn chặn
Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao, NCT cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 - 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa nên ăn: cam, bưởi, táo, nho… Tăng cường tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, cầu lông… Hạn chế tăng cân, béo phì. NCT nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu. Khi có hiện tượng tăng mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn và khi cần thiết phải dùng thuốc bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Theo Báo SKĐS
Ngày 24-10, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) Nguyễn Nhật Cảm cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn có xu hướng tăng trong các tuần gần đây với 2.127 bệnh nhân được ghi nhận từ đầu năm đến nay (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng giảm 76% so với năm 2009 - năm có dịch).
(HBĐT) - Bệnh răng miệng là loại bệnh phổ biến nhất nhưng cũng ít được chú ý, đề phòng nhất ở Việt Nam hiện nay. Có tới 90% dân số mắc các bệnh về răng miệng. Khác với các bệnh khác, người ta có thể mắc bệnh răng miệng ngay từ lúc mới sinh cho đến khi sắp từ giã cõi đời. Do tính chất phổ biến với mọi lứa tuổi như vậy mà việc phòng - chống các bệnh về răng miệng là một nhiệm vụ có tính xã hội hoá.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, số ca mắc tay – chân – miệng toàn huyện Mai Châu đã lên tới 296 ca, trong đó có 18 trường hợp xét nghiệm chẩn đoán dương tính với bệnh tay – chân – miệng.
(HBĐT) - Từ ngày 17 – 21/10, chiến dịch uống thuốc tẩy giun dành cho đối tượng phụ nữ độ tuổi 15 – 45 đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (22 – 23/10), đoàn bác sĩ bệnh viện Mắt Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Phòng - chống bệnh xã hội tỉnh tổ chức đợt phẫu thuật đục thủy tinh thể cho các đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Đã có tổng số 30 bệnh nhân sau khi khám, sàng lọc tại cộng đồng được các bác sĩ có tay nghề cao phẫu thuật thay bằng thủy tinh thể nhân tạo.
Trái cây là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng cần thiết, đảm bảo sức khoẻ. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng nên ăn nhiều mà nên sử dụng phù hợp cơ thể từng người.