Đau dạ dày là chứng bệnh mà Đông y gọi là vị thống hay vị quản thống. Biểu hiện là đau vùng thượng vị, đau có lúc ê ẩm hoặc đau mạnh, lúc tăng lúc giảm, kèm theo thấy bụng đầy trướng, ợ hơi, ợ chua, bụng cồn cào...
Đông y cho rằng nguyên nhân là do tình chí uất ức, lo nghĩ giận giữ quá mức làm cho khí uất sinh tổn thương cho can. Can mộc mất chức năng sơ tiết làm ảnh hưởng đến dạ dày không hòa giáng được mà sinh bệnh. Hai là do ăn uống không điều độ, no đói thất thường, thích ăn đồ sống lạnh làm tổn thương cho tỳ và vị như ăn nhiều thức chua thời can khí quá thịnh, tỳ thổ bị can mộc thừa khắc mà sinh bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo một số loại trà dược dưới đây để áp dụng.
Phật thủ. |
Bài 1:
Nụ hoa hoặc hoa mai (mơ) 6g, trà xanh 6g. Cho hai thứ vào nước sôi ngâm 5 phút. Ngày uống 1 lần lúc nóng. Công dụng: thư can điều khí, hòa vị giảm đau. Chữa bụng trướng, đầy hơi hoặc có nôn.
Bài 2: Hoa nhài 6g, phật thủ 10g. Hai vị cho vào nước sôi ngâm 5 phút, uống ngày 1 thang, uống nóng thay chè. Công dụng: điều khí giải uất, hòa vị giảm đau. Chữa sườn bụng tức đau, đầy hơi, ăn kém.
Bài 3: Phật thủ tươi 25g hoặc khô 10g. Phật thủ thái thành lát mỏng hoặc tán vụn, pha nước sôi ngâm 10 phút uống thay chè trong ngày, uống nóng. Công dụng: thư can điều khí, hòa vị trừ thống. Chữa dạ dày trướng đầy do can vị bất hòa, các chứng đau thần kinh dạ dày…
Bài 4: Hoa cam quýt, chè bột mỗi thứ 3 - 5g pha vào nước sôi ngâm 10 phút. Uống nóng trong ngày. Công dụng: ôn trung điều khí, hòa vị giảm đau. Chữa đau bụng do lạnh, ăn uống không tiêu kèm theo ho…
Theo tạp chí Lancet Oncology, TG4010- một loại thuốc dạng chích chống ung thư phổi qua thử nghiệm ở 148 bệnh nhân đã cho kết quả khả quan. Sau 6 tháng thử nghiệm loại thuốc do Đại học Strassbourg (Pháp) điều chế, người ta thấy 43% bệnh nhân có thuyên giảm so với 35% chỉ dùng hóa trị.
Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh vừa được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 15-12-2011 và theo hướng, nâng mức phạt so với lên quy định hiện hành.
Ngày 24-10, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) Nguyễn Nhật Cảm cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn có xu hướng tăng trong các tuần gần đây với 2.127 bệnh nhân được ghi nhận từ đầu năm đến nay (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng giảm 76% so với năm 2009 - năm có dịch).
(HBĐT) - Bệnh răng miệng là loại bệnh phổ biến nhất nhưng cũng ít được chú ý, đề phòng nhất ở Việt Nam hiện nay. Có tới 90% dân số mắc các bệnh về răng miệng. Khác với các bệnh khác, người ta có thể mắc bệnh răng miệng ngay từ lúc mới sinh cho đến khi sắp từ giã cõi đời. Do tính chất phổ biến với mọi lứa tuổi như vậy mà việc phòng - chống các bệnh về răng miệng là một nhiệm vụ có tính xã hội hoá.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, số ca mắc tay – chân – miệng toàn huyện Mai Châu đã lên tới 296 ca, trong đó có 18 trường hợp xét nghiệm chẩn đoán dương tính với bệnh tay – chân – miệng.
(HBĐT) - Từ ngày 17 – 21/10, chiến dịch uống thuốc tẩy giun dành cho đối tượng phụ nữ độ tuổi 15 – 45 đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh.