Thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TƯ, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện liên tục tăng. Nếu 6 tháng đầu năm chỉ có 65 ca thì đến tháng 9, con số này là 224 ca và chỉ trong 3 tuần đầu tháng 10, đã 204 ca nhập viện.

Tái diễn cảnh nằm ghép

Khoa Vi-rút - Ký sinh trùng chỉ là 1 trong 3 khoa cùng điều trị bệnh nhân SXH tại bệnh viện bệnh Nhiệt đới TƯ nhưng phòng nào cũng 8 bệnh nhân chia cho 4 giường, chưa kể người nhà đã khiến căn phòng trở nên chật chội. Thậm chí khoa đã phải kê thêm 4 giường ra ngoài hành lang cho 7 bệnh nhân nằm.
 
“Trên khoa này, giường bệnh nào cũng phải nằm ghép 2 người. Có nhiều trường hợp còn phải nằm ghép 3, khi mà một bệnh nhân cùng giường đã đỡ hơn, không còn phải truyền thuốc nữa”, chị N.T.T (31 tuổi ở Minh Khai, Hà Nội) đang nằm điều trị chia sẻ.
 
Giường bệnh nào cũng ghép 2 bệnh nhân. Ảnh: H.Hải

Dù phải kê thêm giường ở ngoài hành lang nhưng vẫn không thể tránh được ghép giường (Ảnh: Nhân Hà)

Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 10 ca SXH nhập viện điều trị nhưng do đặc điểm của bệnh là phải nằm điều trị dài ngày (5-10 ngày) nên đã dẫn tới quá tải khi số bệnh nhân cũ chưa ra, lại thêm bệnh nhân mới nhập viện.

“May mà mấy hôm nay, thời tiết đỡ ngột ngạt, chứ như mọi hôm, không khí oi bức, người mệt mỏi. Rồi thêm lo lắng, cáu gắt khi bác sĩ hỏi về kỳ kinh vì họ lo ngại kỳ kinh có thể kéo dài do SXH”, chị T nói.

Tình trạng nặng
Những bệnh nhân tự điều trị ở nhà thường nhập viện trong tình trạng nặng (Ảnh: Nhân Hà)
 
BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, việc nhập viện muộn không chỉ khiến bệnh nhân ở tình trạng nặng mà còn kéo dài thời gian điều trị hơn. Thực tế điều trị cho thấy, nhiều bệnh nhân đến viện đã có hiện tượng xuất huyết do tiểu cầu giảm như chảy máu lợi, chảy máu cam, tiểu cầu giảm thấp, chỉ ở mức 10-11 nghìn, thậm chí có bệnh nhân chỉ còn 6 - 8 nghìn tiểu cầu. Tình trạng giảm tiểu cầu quá mức này rất nguy hiểm, bệnh nhân dễ bị chảy máu, xuất huyết như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não… Những bệnh nhân SXH có tiểu cầu dưới ngưỡng 50 nghìn thì người bệnh sẽ phải nhập viện theo dõi điều trị, sẵn sàng truyền tiểu cầu nếu có xuất huyết.

Nguyên nhân khiến phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện muộn là vì người bệnh chủ quan, không hề nghĩ mình bị SXH. Nhiều bệnh nhân đang điều trị chia sẻ, khi đột ngột sốt cao, hầu hết trong số họ đều không nghĩ là bị sốt xuất huyết mà nghĩ đơn giản sốt vi-rút. Đến khi nổi ban trên da, không hết mệt, lúc này đến viện đã ở giai đoạn nặng, kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu rất thấp.

Như trường hợp của chị Nguyễn Thu Thủy (khu tập thể Đài truyền hình VN, Minh Khai, Hà Nội). Chị kể, chị bị sốt cao liên tục 3 ngày liền, ngày đầu đi khám tại phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán sốt vi-rút chỉ cần hạ sốt và nghỉ ngơi. Nhưng đến ngày thứ 4, chị mệt lả dần, ăn vào là nôn, tiếp tục sốt cao. Gia đình đưa vào bệnh viện TƯ quân đội 108 khám và xin nhập viện nhưng bị từ chối vì bác sĩ cũng chỉ cho rằng bị sốt vi-rút thông thường. Gia đình lại chuyển sang bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ khám, kết quả thử máu cho thấy chị bị giảm tiểu cầu rất nặng và phải nhập viện điều trị.

BS Kính khuyến cáo, trong thời điểm này, khi bỗng nhiên sốt cao đột ngột 39-40 độ, nhất là ở trong vùng có người bị SXH, người bệnh cần nghĩ đến nguy cơ này để tự theo dõi tại nhà. Phần lớn các trường hợp SXH có thể chăm sóc tại nhà bằng cách uống paracetamol hạ sốt, nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, cho ăn cháo, súp, sữa, uống nhiều nước. Nếu không đáp ứng thuốc hạ sốt, nên đến viện kiểm tra để được hướng dẫn theo dõi. Còn khi đã xuất huyết da, niêm mạc, có thể kèm chảy máu cam, chán ăn, đau cơ, đau khớp, đau bụng…), cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện, phòng nguy cơ sốc SXH rất nguy hiểm đến tính mạng.
 
 
                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

137 ĐV – TN tham gia hiến máu tình nguyện

(HBĐT) - Ngày 27/10, tại Trung tâm hoạt động Thanh – thiếu niên tỉnh, Tỉnh đoàn Hòa Bình phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện năm 2011.

Gian nan chặng đường xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế

(HBĐT) - "Mục tiêu xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế đã được đưa ra bàn bạc trong nhiều cuộc họp của Đảng bộ, chính quyền xã Thanh Hối từ nhiều năm nay. Xà xã đã có nhiều nỗ lực để thực hiện, tuy nhiên, nếu không có sự quan tâm đầu tư, đáp ứng các tiêu chí thì chặng đường phía trước sẽ còn nhiều gian nan" - ông Bùi Thanh Huyến, Chủ tịch UBND xã Thanh Hối bộc bạch.

Bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc, tư vấn dinh dưỡng và tập luyện phòng - chống đái tháo đường cho cán bộ y tế thôn, bản

(HBĐT) - Trong 3 ngày, từ ngày 24 - 26/10, Bệnh viện nội tiết tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc, tư vấn dinh dưỡng và tập luyện phòng - chống đái tháo đường năm 2011 cho 50 cán bộ y tế thôn, bản các huyện, thành phố.

Hoạt động ngoài trời giúp giảm nguy cơ cận thị

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ trẻ em bị cận thị thường chơi ở ngoài trời ít hơn 3,7 tiếng mỗi tuần so với các trẻ em bình thường hoặc tinh mắt.

Lần đầu tiên đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho một trẻ sơ sinh

Theo thông tin từ Bệnh viện T.Ư Huế ngày 26.10 cho biết: Bệnh viện này lần đầu tiên thực hiện thành công ca bệnh đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh.

Đồng bào Dao tiên phong áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

(HBĐT) - Năm 1993, lần đầu tiên đồng bào Dao của 2 xóm Nà Khạ, Chao, xã Tây Phong (Cao Phong) được biết đến biện pháp đình sản. Ban đầu, nói đến đình sản, nhiều người tỏ ra lạ lẫm, băn khoăn không biết hiệu quả đến đâu và được lâu dài hay không. Để bà con mình chấp nhận, chị Bàn Thị Hiền, CTV dân số 2 xóm Nà Khạ, Chao là người tiên phong thực hiện với suy nghĩ những người làm công tác tuyên truyền như chị nếu muốn bà con tin tưởng, chính mình phải gương mẫu đi trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục