Ðau nửa đầu (Migraine) hay còn gọi là nhức đầu do mạch máu, biểu hiện bởi những cơn đau nửa đầu dữ dội, đập thình thịch như tiếng mạch đập ở một hoặc hai bên thái dương kèm theo bệnh nhân buồn nôn hoặc nôn, sợ tiếng động, sợ ánh sáng. Cơn đau thường kéo dài từ vài giờ đến không quá 72 giờ, đặc biệt xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên bệnh nhân thường lo lắng và sợ hãi làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như giảm khả năng lao động.

Thế nào là nhức đầu Migraine?

Nhức đầu Migraine rất hay gặp (chiếm khoảng 10 - 12% dân số), nguyên nhân chưa biết rõ, cơ chế phức tạp (gồm cơ chế thần kinh, mạch máu và thể dịch). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (2/1), thường gặp ở người trẻ dưới 45 tuổi, có tính chất gia đình (70%). Tần số cơn thưa hoặc mau cũng như mức độ đau nhiều hay ít tuỳ thuộc từng bệnh nhân. Ở nữ, đại đa số cơn đau xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, ngược lại tần số cơn giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khởi phát cơn đau như yếu tố tâm lý, thức ăn, môi trường...

Nhức đầu Migraine được chia làm hai thể chính: Migraine không có Aura (Migraine chung) và Migraine có Aura (có triệu chứng báo trước), ngoài ra còn một số thể hiếm gặp khác như Migraine có mất ý thức, Migraine liệt nửa người, Migraine liệt mắt…

Ðiều trị Migraine như thế nào?

Mục đích điều trị giúp giảm cường độ cũng như giảm tần số cơn đau, bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị cơn) và điều trị dự phòng cơn (điều trị nền).

Điều trị cơn

Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi, thư giãn, tùy thuộc mức độ đau mà có thể áp dụng các bước sau: 

 Bước 1: dùng thuốc giảm đau ngoại biên như aspirin hoặc paracetamol, có thể phối hợp với metoclopramide hoặc codeine.

Bước 2: Dùng thuốc chống viêm giảm đau không corticoid tác dụng nhanh như diclofenac (đạn đặt hậu môn hoặc dùng dạng tiêm) hoặc naproxene (apranax 550) uống hoặc profenid, biprofenid, ibuprofene.

 Bước 3: sử dụng thuốc triptan dạng uống như relpax, naramig, imigraine, Calmig hoặc imigraine dạng tiêm dưới da hay xịt mũi, có tác dụng co mạch chống viêm.

Điều trị nền

Chỉ định khi tần suất các cơn dày, ít nhất có 3 cơn mỗi tháng. Các thuốc điều trị dự phòng cơn bao gồm:

 Các chất cựa lúa mạch: Dihydro Ergotamine viên nén 3mg, uống ngay trước bữa ăn. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy. Chống chỉ định phối hợp với macrolide, bệnh mạch vành.

 Các thuốc kháng serotonin: Methylsergide, pizotifen.

 Thuốc chẹn beta giao cảm: Propranolol viên nén 40mg hoặc betaloc (viên nén 25mg; 50mg) . Tác dụng phụ: hạ huyết áp, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ác mộng, ít ngủ. Chống chỉ định: rối loạn dẫn truyền, nhịp tim chậm < 50 lần/phút, suy tim, hội chứng Raynaud, hen phế quản, phối hợp với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin: viên nén 25mg. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định trong trường hợp glocom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

 Thuốc chẹn kênh canxi: flunarizine viên nhộng 5mg. Chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, Parkinson hoặc bệnh lý ngoại tháp.

 Thuốc kháng động kinh: Acide valproique de sodium.

 Thuốc phối hợp: Mangesium, Vitamin B2.

 Phương pháp điều trị phối hợp: châm cứu, massage...

Để điều trị dự phòng, nên dùng một loại thuốc, dùng với liều tăng dần cho tới khi tác dụng. Đợt điều trị kéo dài 3 - 6 tháng. Ngoài ra có thể phối hợp với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

Cách phòng ngừa

Các bệnh nhân đau nửa đầu cần phải được phổ biến kiến thức để biết cách phòng tránh những yếu tố khởi phát cơn đau cũng như biết cách điều trị dự phòng. Mỗi bệnh nhân cần có sổ theo dõi cơn cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc để báo lại bác sỹ. Các yếu tố khởi phát cơn cần phải tránh bao gồm rượu, cà phê, socola, thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều, bỏ bữa, stress hoặc sau stress, kinh nguyệt, mệt mỏi, hoạt động thể lực mạnh, yếu tố môi trường (tiếng ồn, thay đổi thời gian, nước hoa hoặc khói thuốc lá, độ cao, phơi nắng, chói mắt).

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục