Toàn cảnh hội thảo.
(HBĐT) - Ngày 14/11, Bệnh viện Phổi T.Ư, Chương trình chống lao quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức hội thảo “Trao đổi thông tin về bệnh lao giữa chương trình chống lao quốc gia và các cơ quan báo chí khu vực phía Bắc”. Tham dự hội thảo có trên 90 phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông trong khu vực.
Các phóng viên, biên tập viên đã được nghe PGS-TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia; Tiến sĩ Cornelia Henning và Tiến sĩ Davd Frogier, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới trình bày tóm tắt về sự phát triển của bệnh lao trên thế giới, tại Việt Nam và các tỉnh phía Bắc. Việt Nam hiện đứng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới với 44 % dân số bị nhiễm lao. Bệnh lao gây tác hại lớn đến sự phát triển bền vững của xã hội. Những người mắc bệnh lao mà không điều trị thì mỗi năm có khả năng làm lây bệnh cho 10 – 15 người và 50% sẽ chết trong vòng 5 năm, 25% bị tàn phế, chỉ 25% các bệnh nhân có khả năng tự khỏi. Trong khi đó, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống lao đang thiếu trầm trọng.
Chiến lược ngăn chặn bệnh Lao giai đoạn 2011-2015 đến năm 2020 đã khẳng định: Bệnh lao đang có xu hướng trẻ hoá và gia tăng mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là ở nữ giới. Mỗi năm, cả nước phát hiện mới khoảng 3.000 bệnh nhân lao. Đặc biệt, bệnh lao đã kháng thuốc và lao đồng nhiễm ngày càng gia tăng trong lứa tuổi lao động. Vì vậy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòng, chống bệnh lao ở cộng đồng của các cơ quan báo chí rất quan trọng.
Tại hội thảo, các phóng viên, biên tập viên cũng đã được nghe các chuyên gia của WHO và VOV giới thiệu phương pháp truyền thông hiệu quả trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng chung tay phòng, chống bệnh lao.
Nhân dịp này, Chương trình chống lao quốc gia đã phát động cuộc thi viết về phòng, chống bệnh lao với chủ đề “Nhịp thở cuộc sống”, thời gian từ tháng 12/2011 - 1/2012.
(HBĐT) - Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động vì hạnh phúc của gia đình và vì sự phát triển của doanh nghiệp, trước trong và sau Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ năm 2011, các ngành chức năng đã tổ chức nhiều hoạt động như: phát sách, tài liệu, áp phích, tờ rơi tuyên truyền về công tác ATVSLĐ.
Cái tên là sự gửi gắm nhiều tâm huyết và hi vọng. Tên đất, tên người là sự phản ánh một cách khá chân thực những tinh hoa, bản sắc, chiêm nghiệm. Tên phim cũng cần khơi gợi ở người xem sự đồng cảm về mặt nội dung và nghệ thuật phim. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà sản xuất phim Việt đang đi ngược lại với tiêu chí chuẩn mực này. Việc đặt tên hú họa, dễ dãi, không có chọn lọc là một thực tế đang diễn ra ở điện ảnh Việt. Sự kiện mới nhất, trước phản ứng của dư luận, nhà sản xuất bộ phim mùa Noel 2011 Siêu sĩ, ca mẫu, nhà con học và khoa chó quyết định đổi tên thành Hoán đổi thân xác càng khẳng định thực trạng này.
Đau bụng tiêu chảy, Đông y gọi là “hắc loạn”, có triệu chứng chủ yếu là nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do ăn uống không hợp vệ sinh, hoặc do chức năng của lục phủ ngũ tạng không ổn định, suy quá hoặc thịnh quá gây ra sinh - khắc không bình thường, dẫn đến rối loạn ở bộ máy tiêu hóa. Chứng trạng thường gặp là đau đầu phát sốt, toàn thân đau mỏi, bụng đầy trướng, đau từng cơn, ợ hơi ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy. Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh tiêu chảy theo từng thể lâm sàng.
Với sự ra đời rất sớm của ngành thấp khớp học, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương khớp thực sự không đơn giản, các bác sĩ nội khoa phải qua những khóa đào tạo chuyên ngành khớp và chuyên sâu. Kỹ thuật tiêm khớp được ứng dụng 60 năm nay. Năm 1951, Hollander nghiên cứu đầu tiên tác dụng của tiêm thấm corticoid vào khớp. Vậy ai có thể thực hiện được kỹ thuật này? Đó là các bác sĩ khớp, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng đều có thể ứng dụng kỹ thuật tiêm khớp trong công tác điều trị bệnh khớp.
Chứng tự kỷ - chứng bệnh về rối loạn chức năng não bộ - xuất hiện từ khi có loài người, nhưng mãi đến gần đây mới được y học “điểm mặt chỉ tên”. Bác sĩ Glenn doman – chuyên gia về trẻ chậm phát triển – sau hơn nửa thế kỷ làm việc với trẻ chậm phát triển các dạng đã đưa ra nhận xét ngậm ngùi: “Sống chung với bệnh nhân tự kỷ là cuộc chiến ác liệt hơn bất kỳ cuộc chiến nào”.
“Bệnh tùng khẩu nhập”, các bà nội trợ cần biết cách bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh để giữ gìn sức khỏe cho gia đình.