Cái tên là sự gửi gắm nhiều tâm huyết và hi vọng. Tên đất, tên người là sự phản ánh một cách khá chân thực những tinh hoa, bản sắc, chiêm nghiệm. Tên phim cũng cần khơi gợi ở người xem sự đồng cảm về mặt nội dung và nghệ thuật phim. Tuy nhiên, có vẻ như các nhà sản xuất phim Việt đang đi ngược lại với tiêu chí chuẩn mực này. Việc đặt tên hú họa, dễ dãi, không có chọn lọc là một thực tế đang diễn ra ở điện ảnh Việt. Sự kiện mới nhất, trước phản ứng của dư luận, nhà sản xuất bộ phim mùa Noel 2011 Siêu sĩ, ca mẫu, nhà con học và khoa chó quyết định đổi tên thành Hoán đổi thân xác càng khẳng định thực trạng này.

Tên phim tạo hiệu ứng mạnh mẽ

Được dàn dựng theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ nổi tiếng Margaret Mitchell với sự tham gia diễn xuất của cặp Vivien Leigh và Clark Gable vào vai Scarlet O'Hara và Rett Butler, Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) đã quyến rũ trái tim của hàng triệu người hâm mộ điện ảnh nhiều thập kỷ qua. Người Mỹ cho rằng, nếu không có bộ phim này, họ không thể hình dung được nền điện ảnh Mỹ ra sao và tất nhiên mỗi người nên xem bộ phim này dù chỉ một lần. Có thể nói, việc giữ nguyên gốc tên tiểu thuyết làm tên phim là quyết định sáng suốt của đạo diễn. Hơn nửa thế kỷ qua, cái tên đầy sức gợi Cuốn theo chiều gió vẫn mê hoặc nhiều khán giả yêu điện ảnh. Tên phim đã gói gọn tính cách nàng Scarlet, nhân vật cá tính với cuộc đời thăng trầm “cuốn theo chiều gió”.

 Một cảnh trong bộ phim Cánh đồng bất tận.

Những bộ phim thuộc top đầu của làng điện ảnh thế giới như Bố già (The Godfather), Nhật ký tình yêu (The Notebook), Casablanca, Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings), Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars)... đều gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ tên phim. Cái tên gây nên hiệu ứng mạnh mẽ đến nỗi cả những khán giả chưa từng xem phim cũng cảm nhận được sức nặng từ nội dung, phong cách và đẳng cấp của phim. Chính điều đó cũng làm phim khẳng định được chỗ đứng trong lòng khán giả. Không quá cầu kỳ, câu khách, tác động trực tiếp đến nhận thức của khán giả, gắn với nội dung và thông điệp, những tên phim ấn tượng hàm chứa chất lượng và đẳng cấp khó thay thế.

Nói như vậy không có nghĩa là điện ảnh thế giới không có những bài học về cách đặt tên phim. The room (Căn phòng), Catwomen (Miêu nữ), Heaven’s Gate (Cổng thiên đường) là những thí dụ tiêu biểu. Cái tên hoặc chưa “tóm gọn” được nội dung khá phức tạp của phim hoặc chỉ phản ánh đơn giản, bằng chất liệu thô góp nhặt từ nội dung phim. Điều đó đã gây nên sự nhàm chán, cổ lỗ, thiếu sáng tạo cho khâu đầu tiên là đưa bộ phim đến khán giả thông qua cái tên định danh.

Điện ảnh Việt - Có biết đặt tên phim?

Những cái tên giật gân, gây sốc, câu khách, chăm chút bề ngoài mà thiếu sự sâu sắc bên trong là điều mà nhiều phim Việt đang mắc phải. Tiêu biểu cho trường hợp này là Gái nhảy, Chuông reo là bắn, Đẻ mướn, Đẹp từng centimet, Lệnh xoá sổ.

Đặt những cái tên dài dòng, khó nhớ, khó đọc đã trở thành “mốt” mà nhiều đạo diễn theo đuổi nhiều năm qua. Những Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Chiến dịch trái tim bên phải, Khi đàn ông có bầu, 1735km và mới đây nhất là Hot boy nổi loạn, câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt. Nằm trong vòng luẩn quẩn đó còn là những bộ phim nghe tên... đố ai hiểu như Bỗng dưng muốn khóc, Thiên sứ 99, Em hiền như ma-sơ, Long Ruồi...

Một “bệnh” mà khá nhiều phim điện ảnh Việt Nam mắc phải là tên phim khô khan và thiếu sức lan toả về mặt thẩm mỹ. Có thể thấy điều đó qua hiệu ứng của những tên phim Sống trong sợ hãi, Giải phóng Sài Gòn, Hồn Trương Ba-da hàng thịt, Chuyện của Pao... Đáp lại trường hợp này, lại có những bộ phim với những cái tên rền vang sấm dậy và tầm cỡ dạng Dòng máu anh hùng, Võ lâm truyền kỳ...

Không thể phủ nhận là điện ảnh Việt có những tên phim hay, chứa đựng những nội dung sâu sắc. Kiểu đơn giản có Thời xa vắng, Mùa len trâu, Đời cát. Kiểu bình dân, xi-nê có Vua bãi rác, Xích lô, Mùi đu đủ xanh. Kiểu nghệ thuật có Hạt mưa rơi bao lâu, Thung lũng hoang vắng, Người Mỹ trầm lặng...

Tuy nhiên, đó là những trường hợp hiếm của điện ảnh Việt. Hi vọng về nhiều hơn những tên phim có sự đầu tư và nhận thức rõ ràng về mặt nội dung, nghệ thuật như Cánh đồng bất tận, Rừng Na Uy, Bi! Đừng sợ như cách một số đạo diễn trẻ có nghề đang làm vẫn đang là ẩn số. Tương lai của những poster phim chỉ cần xuất hiện đã thôi thúc khán giả đến rạp với niềm tin chân thành vẫn đang ở đâu đó, rất xa.

 

                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục