(HBĐT) - Sắt là chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể có sắt trong hemoglobin của nó, sắc tố này mang khí oxy từ phổi đến các mô. Thiếu sắt trong máu có thể dẫn tới chứng bệnh thiếu máu, thiếu sắt, căn bệnh thiếu dưỡng chất phổ biến. Biểu hiện của bệnh là da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng lên cân hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

 

Phòng - chống thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em.

 

Để phòng - chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ, trước hết cần phòng, chống thiếu máu cho mẹ. Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn, người mẹ cần uống thêm viên sắt để cung cấp cho con qua nhau thai và sau đẻ qua nguồn sữa mẹ.

 

ở trẻ trong độ tuổi ăn bổ sung, chế độ ăn cần đầy đủ dinh dưỡng. Các loại thức ăn giàu sắt nguồn gốc động vật như: tim, gan, thận, trứng, tôm, cua, cá, ốc... Các thực phẩm này là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng đối với trẻ. Các loại thức ăn giàu sắt nguồn gốc thực vật như: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng... Muốn hấp thu sắt được tốt cần ăn các thức ăn có chất hỗ trợ hấp thu như vitamin C có trong rau và quả chín: rau dền, rau ngót, rau thơm, cam, bưởi, ổi, chuối...

 

Bên cạnh đó, việc tẩy giun định kỳ 2 lần/năm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường có vai trò quan trọng trong phòng - chống thiếu máu ở trẻ em.

 

 

                                                                 Thu Hương (TH)

                                                            (Trung tâm TT-GDSK)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sa nhân là vị thuốc trị tiêu chảy do ăn phải đồ sống lạnh.
Không có hình ảnh

Chăm sóc trẻ tự kỷ

Chứng tự kỷ - chứng bệnh về rối loạn chức năng não bộ - xuất hiện từ khi có loài người, nhưng mãi đến gần đây mới được y học “điểm mặt chỉ tên”. Bác sĩ Glenn doman – chuyên gia về trẻ chậm phát triển – sau hơn nửa thế kỷ làm việc với trẻ chậm phát triển các dạng đã đưa ra nhận xét ngậm ngùi: “Sống chung với bệnh nhân tự kỷ là cuộc chiến ác liệt hơn bất kỳ cuộc chiến nào”.

Cách giữ thức ăn an toàn, vệ sinh

“Bệnh tùng khẩu nhập”, các bà nội trợ cần biết cách bảo quản, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh để giữ gìn sức khỏe cho gia đình.

Phát hiện sớm nhằm ngăn chặn biến chứng bệnh đái tháo đường

(HBĐT) - Thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày đều chuyển hóa thành glucose (một dạng đường trong máu). Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần glucose để tạo ra năng lượng. Insulin là chất có vai trò đưa glucose đến các tế bào của cơ thể, giúp cho tế bào hoạt động, đồng thời giúp duy trì tỷ lệ đường trong máu ở mức cân bằng. Khi việc sản xuất ra insulin bị ngưng trệ hoặc bị rối loạn sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Vấn đề bạn đọc quan tâm Thuốc kém chất lượng, người bệnh lĩnh đủ

Không ít nhà sản xuất, phân phối, nhập khẩu thuốc tân dược đã và đang tung ra thị trường nhiều loại thuốc chữa bệnh kém chất lượng, gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng giải quyết xử lý đúng pháp luật…

Bé trai 4 tay đã xuất viện khỏe mạnh

Ngày 11-11, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM cho biết, sau hơn một tháng phẫu thuật cắt bỏ hai cánh tay thừa, tái tạo lại bộ ruột, bé trai có 4 tay Nguyễn Trọng Luyền (sinh ngày 3-9-2011, ngụ Tây Ninh-Báo SGGP đã thông tin) đã được xuất viện.

Đổi đèn chiếu sáng sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ USD

Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tiện nghi Môi trường toàn cầu (GEF) cho biết thay đổi đèn chiếu sáng từ bóng điện nóng sáng sang bóng điện sử dụng năng lượng hiệu quả hơn có thể giúp các nước Đông Nam Á tiết kiệm 1,6 tỷ USD chi phí sử dụng điện mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục