Sản phẩm trà thủy sâm được đồn đại là “thần dược”.

Sản phẩm trà thủy sâm được đồn đại là “thần dược”.

“Uống thủy sâm Kombucha Nhật Bản có thể sống đến… 130 tuổi mà vẫn “sung mãn”, thậm chí cơ thể không hề có nếp nhăn và vẫn sinh con như thường”, bà H. (trú đường Nguyễn Thị Thập, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) “mắt tròn, mắt dẹt” trước những thông tin về một loại “thần dược” được người quen quảng cáo nhằm bán sản phẩm này cho gia đình bà sử dụng...

 

Không hiếm gặp thực trạng, thi thoảng dư luận lại râm ran về tác dụng “trên cả tuyệt vời” của một loại thuốc hay cây thuốc nào đó. Vậy, cần ứng xử thế nào trước cái gọi là “thần dược”?

“Cứu tinh” của các loại bệnh?

Cầm tờ giấy quảng cáo và bình nước uống được cho là có chứa nấm thủy sâm Kombucha, bà H. cho biết, theo lời giới thiệu thì loại này có thể giúp điều trị 27 thứ bệnh khác nhau. Trong đó, có những bệnh mà loài người đang bó tay như ung thư, lão hóa... Để minh chứng cho những kết quả kỳ diệu ấy, người bán đã đưa ra những bản photocopy có bài viết của nhiều giáo sư có uy tín về giá trị của nấm thủy sâm?!

Theo đó, nếu uống trà thủy sâm hằng ngày thì đến 100 tuổi da vẫn căng như người trẻ. Có một vùng trên thế giới cả làng không biết thế nào là ung thư vì ai cũng sử dụng thủy sâm… Không ít người vì tin vào những lời quảng cáo trên nên đã mua dùng thử. Chưa biết kết quả thế nào vì đây là loại thức uống tác dụng theo kiểu mưa dầm thấm lâu, nhưng trước mắt, mỗi con giống được rao bán trên mạng internet với giá 180.000 đồng, trong khi đó, người giới thiệu con giống nấm thủy sâm cho nhà bà H. định bán “rẻ” 250.000đồng/con.

Chị G., một công chức từng chứng kiến người hàng xóm sử dụng nấm thủy sâm chữa bệnh đau dạ dày chia sẻ: “Uống thuốc nào cũng vậy, để thuốc có tác dụng cần phối hợp nhiều yếu tố từ người bệnh như sự tin tưởng, chăm rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục phù hợp, tích cực điều trị... Và đôi khi, chính những điều này làm người ta khỏe ra chứ không phải do thuốc”. “Cần tỉnh táo nhận định vấn đề hơn là vội tin vào những lời quảng cáo quá sức tưởng tượng”, chị G. nói thêm về “thần dược”.

Không có cái gọi là thần dược!

Đó là lời khẳng định của lương y đa khoa Trần Hữu Nam, Phó Chủ tịch Hội Đông y thành phố Đà Nẵng trước thông tin về những loại thuốc có khả năng chữa bách bệnh. Với một thầy thuốc từng làm nghề 60 năm, ông cho rằng, trong điều trị phải theo nguyên tắc đau đâu trị đó, bệnh gì thuốc nấy; đồng thời nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân trước khi cho toa. “Sát chứng rồi mới ra bài - Bệnh nhân lão thiểu gái trai cho tường - Hoặc chưng ngoại cảm nội thương - Thiệt hư biểu lý âm dương kẻo lầm. Dù đã cẩn thận vậy đôi khi còn bắt chưa trúng bệnh”, lương y Trần Hữu Nam nói thêm. Ông khuyến cáo người sử dụng thuốc: Không riêng nấm thủy sâm hay bất cứ loại thuốc nào, nói chung, chúng ta phải cảnh giác trước mọi lời quảng cáo. Thậm chí, ngay cả khi chính bác sĩ cho toa, làm xét nghiệm rồi thì trong quá trình điều trị cũng cần theo dõi hiệu quả, tác dụng ngoài mong muốn của thuốc để điều chỉnh cho phù hợp và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, trên trang thông tin http://nongdan24g.com/ 2011/06/24/thuy-sam/có bài trả lời thắc mắc từ bạn đọc về nấm thủy sâm Kombucha của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng như sau: “...Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về loại nước uống này..., chưa thấy có tài liệu khoa học chính thức nào công bố về hiệu quả chữa bệnh. Các bạn có thể sử dụng nhưng đừng hy vọng chữa được các bệnh đúng như quảng cáo...”.            

 

                                                                   Theo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh hướng dẫn cách truyền thông phòng, chống dịch bệnh tê tê say say cho 21 y tế, thôn bản huyện Lạc Sơn.

Những triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ tuổi mãn kinh

Do tác dụng bảo vệ của hoóc môn nữ tính ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh giảm xuống nên khả năng mắc bệnh tim sẽ tăng lên rất nhiều.

Hội thi thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành y tế khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 16-12, tại Bệnh viện T.Ư Huế diễn ra Hội thi tuyên truyền về thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành y tế khu vực miền Trung - Tây Nguyên với sự tham dự của 20 đơn vị, gồm 14 Sở Y tế thuộc các tỉnh, thành trong khu vực và sáu bệnh viện trực thuộc.

Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho gần 2.000 bà mẹ có con nhỏ

(HBĐT) - Ngày 16/12, Trung tâm YTDP TPHB phối hợp với Trạm Y tế xã Dân Chủ tổ chức chương trình tư vấn nuôi con khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho 25 bà mẹ trên địa bàn có con từ 24 tháng tuổi trở xuống. Đây là lần thứ ba trong năm chương trình được tổ chức tại xã, lần thứ nhất và thứ hai đã tư vấn thực hành dinh dưỡng cho 75 bà mẹ.

Vụ bệnh nhân bị cắt 2 quả thận: Lỗi của bác sĩ

Liên quan đến vụ chị Hứa Cẩm Tú (ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) bị cắt 2 quả thận, sáng 15-12, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ tổ chức họp báo với sự tham dự của Ban giám đốc BV và các chuyên gia, bác sĩ (BS) từ các BV, Đại học Y Dược Cần Thơ và TPHCM.

Điều trị ung thư không làm tăng thêm nguy cơ sinh con dị tật

Một nghiên cứu tại Canada và Mỹ cho thấy bệnh nhân ung thư được điều trị bằng xạ trị và hóa trị không tăng thêm nguy cơ sinh con bị khuyết tật bẩm sinh.

Chợ rau sạch Vân Nội (Đông Anh): Nhập nhèm nguồn gốc?

Từ 5 năm nay, cái tên Vân Nội (Đông Anh) đã gắn liền với thương hiệu "rau an toàn". Bởi vậy khách từ xa đến Đông Anh, hỏi thăm đường vào Vân Nội sẽ được thương lái chào đón ngay. Chính sự tấp nập bán mua này đã tạo cho thị trường rau an toàn Vân Nội bị lợi dụng trà trộn rau từ các nguồn khác vào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục