Gần đây, nhiều học sinh tại TP.Hồ Chí Minh rỉ tai nhau rằng Recotus là một loại thuốc khi uống vào sẽ tạo nên sự hưng phấn, thông minh, không lo sợ trong lúc trả bài. Vậy thực chất Recotus là thuốc gì ?

 

Theo thông tin trên bao bì thì Recotus là do Công ty cổ phần SPM - Quận Bình Tân TP.Hồ Chí Minh sản xuất, một viên nang mềm Recotus chứa:

+ Dextromethorphan HBr 30mg, là dẫn xuất của Morphin, có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Mặc dù có cấu trúc liên quan đến Morphin nhưng Dextromethorphan không thuộc nhóm thuốc giảm đau và hoạt tính gây nghiện rất ít.

+ Diprophyllin HCl 100mg, là dẫn xuất của Theophyllin, có tác dụng làm giãn phế quản do làm giãn cơ trơn.

+ Lysozym 20mg, là một enzym có tác dụng kháng khuẩn bằng cách làm dung giải màng tế bào vi khuẩn.

Recotus giúp làm giảm triệu chứng ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, lao, ho do hút thuốc hay hít phải các chất kích thích. Thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng của Recotus đối với người lớn là uống 1 viên sau mỗi 6–8 giờ, dùng không quá 4 viên/ngày. Trẻ em 6–12 tuổi: uống mỗi lần1 viên, ngày uống 2 lần.

Theo các dược sĩ, nếu dùng Recotus quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu và giảm thị lực, lơ mơ, ảo giác, có thể dẫn đến suy hô hấp,co giật và thậm chí tử vong.

Trên thị trường, Recotus được bán tự do, không cần đơn thuốc của bác sĩ. Mỗi vỉ 10 viên Recotus có giá khoảng 7.000 - 8.000 đồng. Vì dễ mua và giá rẻ nên rất nhiều học sinh đã rủ nhau sử dụng thuốc này vô tội vạ, gây ngủ gà ngủ gật để được lên phòng y tế nhà trường “nghỉ ngơi”, không phải trả bài đầu giờ vì không thuộc bài. Nhiều học sinh lại cho rằng đây là “thần dược”, và cùng rủ nhau uống Recotus để có lý do chính đáng ra khỏi lớp. Uống mỗi lần 4, 5 viên thì tác dụng gây buồn ngủ sẽ nhanh hơn rất nhiều trong khi liều dùng cho người lớn là mỗi lần 1 viên, 4 lần mỗi ngày !!!

Nguy hiểm như sử dụng ma túy

Như ta đã biết ở trên, trong thuốc Recotus có hai hoạt chất chính :

+ Dextromethorphan HBr được xếp vào nhóm giảm đau trung ương, chống ho bằng cách ức chế hô hấp, trong đó tác động lên nhiều thụ cảm thể ở trong não. Vì vậy, nó có tính dung nạp và phụ thuộc tâm lý cao. Chất này tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp (thuốc lắc) nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc.

+ Diprophyllin HCl là dẫn xuất của Theophyllin, có tác dụng làm giãn phế quản do làm giãn cơ trơn, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn. Nhưng Theophyllin lại có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp rất nguy hiểm.

Ở liều điều trị cao nhất là 4 viên /ngày sau mỗi 6 giờ uống 1 viên và sử dụng dưới 7 ngày thì tác dụng chống ho của Recotus phát huy tốt. Liều dùng quá 12 lần có thể gây ảo giác và đây chính là một trong các lý do thanh niên sử dụng để “phê” trong các cơn cuồng loạn…

Như vậy, việc lạm dụng thuốc Recotus lâu dài cũng nguy hiểm và dẫn đến nghiện thuốc như sử dụng ma túy. Bản thân thuốc này trong điều trị, khi dùng quá liều cho bệnh nhân, sẽ gây tác dụng phụ: dị ứng, ảo giác… thậm chí chết đột ngột ở trẻ em. Vì thế cần phải quản lý chặt chẽ nguyên liệu sản xuất, quy chế kê đơn cũng như quy chế kinh doanh dược phẩm. Đặc biệt, ngành giáo dục và y tế cần phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường về mức độ nguy hại khi lạm dụng Recotus. Uống thuốc Recotus để… được bệnh, được nghỉ học là nhận thức rất sai lầm của học sinh.

Phụ huynh học sinh cũng không nên mất bình tỉnh nếu phát hiện con em mình lỡ dùng thuốc mà cần tìm hiểu nguyên nhân, sau đó giải thích cặn kẽ để các em có nhận thức đúng. Nhà trường cũng cần phối hợp với ngành y tế tổ chức những buổi sinh hoạt tập thể để giáo dục về nhận thức cũng như trang bị cho học sinh những kiến thức căn bản để các em luôn có sức khoẻ tốt và học tập tốt.

 

                                                       Theo NhaDan

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục