Viêm đại tràng là bệnh mãn tính, khó chữa khỏi dứt điểm và hay tái phát. Để điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng, bệnh nhân cần lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng sau đây:

 

Ảnh minh họa

1. Phải thật kiên trì!

Có một điều mà bệnh nhân đại tràng ai cũng dễ nhận thấy: đó là triệu chứng bệnh thuyên giảm rất nhanh sau khi uống thuốc một vài ngày, nhưng sau đó dù tiếp tục uống thuốc, bệnh lại có dấu hiệu quay trở lại như cũ, và nhiều người trong chúng ta dừng thuốc, vì cho rằng thuốc đó không có tác dụng. Trên thực tế, những rối loạn tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi vô vàn các nguyên nhân khác nhau: do hệ miễn dịch kém, do loạn khuẩn ruột, do niêm mạc bị viêm nhiễm, do polyp hay có thể là những tổn thương không thực thể như thần kinh, tâm lý … nên không thể bình phục trong ngày một ngày hai. Theo thống kê của Viện thực phẩm chức năng Việt Nam, đa phần bệnh nhân phải sau 2 tháng kiên trì điều trị (hoặc lâu hơn) mới có thể tạm thời ổn định được bệnh viêm đại tràng. Do đó, song song với việc sử dụng những liệu pháp hợp lý để chữa trị tận gốc, bệnh nhân cần xác định phải hết sức kiên trì trong điều trị, cũng như trong việc hạn chế ăn uống các chất dễ gây kích thích đường ruột.

2. “Hết lo là hết bệnh”

Giống như dạ dày, đường ruột là nơi chịu tác động thần kinh nhiều nhất trong cơ thể. Nếu như mất ngủ, lo âu có thể gây ra đau dạ dày thì sự lo lắng, ì trệ và nhiều khi ám ảnh quá nhiều về bệnh cũng khiến cho viêm đại tràng nặng thêm. Có đến 70% những trường hợp viêm đại tràng là do Hội chứng ruột kích thích: trên đại tràng không có tổn thương thực thể nhưng bệnh nhân dễ bị rối loạn đại tiện (phân lúc táo lúc lỏng), hay đau bụng và có thể đi ngoài ra máu! Do đó, bệnh nhân viêm đại tràng trước hết cần phải để tinh thần thật thoải mái, chữa bệnh nhưng không lo lắng nhiều quá về bệnh, tránh các căng thẳng về thần kinh, nên tập các phương pháp chống stress như tập thể dục, dưỡng sinh, yoga… để có một thể lực và tinh thần tốt nhất. Theo DS Phạm Minh Phúc – phụ trách tổng đài tư vấn sức khỏe miễn phí 18001506, trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân viêm đại tràng sau khi được tổng đài tư vấn về các biện pháp giải tỏa lo âu, giảm căng thẳng thần kinh …. đã có phản hồi rất tốt về hiệu quả thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

3. Diệt khuẩn - bằng kháng thể chứ không phải kháng sinh

Kháng sinh có thể diệt khuẩn trong những đợt điều trị đầu tiên và trong các cơn viêm đại tràng cấp tính. Là con dao hai lưỡi, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn có ích trong đường ruột, dẫn đến hiện tượng “loạn khuẩn ruột”, và tình trạng “kháng kháng sinh” khiến lần điều trị sau không còn hiệu quả. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay liệu pháp tăng cường miễn dịch tự nhiên bằng immune-gamma đang được áp dụng rộng rãi. Immune–gamma là chế phẩm điều biến miễn dijch sinh học được ứng dụng tại Mỹ lần đầu tiên năm 2009, có tác dụng kích thích cơ thể tự sản xuất kháng thể một cách mạnh mẽ. Nhờ đó giúp chống lại các tác nhân gây bệnh viêm đại tràng là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng một cách tự nhiên và an toàn, đồng thời giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột. Tràng Phục Linh là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có chứa immune-gamma, cho kết quả rất tốt đối với bệnh nhân viêm đại tràng.

4. Hồi phục niêm mạc đại tràng

Điều này vô cùng quan trọng, nhưng trong điều trị hiện nay cả bác sỹ và bệnh nhân cũng ít khi nghĩ đến! Khi bị viêm, lớp niêm mạc đại tràng vốn đã bị tổn thương lại vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với các độc chất từ thức ăn và virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nên rất dễ bị kích ứng và tái phát trở lại. Để điều trị dứt điểm viêm đại tràng, không còn cách nào hơn là phải tái tạo và hồi phục niêm mạc. Immune-gamma có thành phần là các peptydoglycan tương tư như các cấu trúc cơ bản của lớp niêm mạc, có tác dụng tái tạo lại các tổ chức tế bào bị viêm, loét trên thành ruột. Sử dụng Tràng Phục Linh - chế phẩm có chứa immune-gamma theo liệu trình ít nhất 3 tháng vừa giúp đem lại một hệ miễn dịch mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh, vừa giúp hồi phục lớp niêm mạc đại tràng và ngăn không cho bệnh tái phát trở lại.

Có thể kể ra không ít trường hợp bệnh nhân đã chữa khỏi hẳn viêm đại tràng sau nhiều năm chung sống với bệnh: Bác Dương Đình Th., (22 Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội), anh Phạm Văn Đ. (192 Lạc Trung), bác L. (102 Phạm Văn Đồng), cô Y. (36C Phùng Hưng, Sơn Tây)…nhờ việc kiên trì điều trị bằng Tràng Phục Linh, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và quyết tâm “có bệnh - phải chữa đến cùng”!

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục