Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa tươi thời điểm giá sữa tăng cao.

Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa tươi thời điểm giá sữa tăng cao.

(HBĐT) - Gần một tuần nay, thị trường sữa trong tỉnh cùng cả nước xôn xao câu chuyện giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao. Trong khi sữa bột “nhấp nhổm” đòi tăng giá thì sữa tươi loại tiệt trùng, thanh trùng đã đồng loạt tăng giá từ 5% - 10%.

 

Đơn cử sữa tươi Mộc Châu trước đây giá 23.000 đồng/vỉ 4 hộp hiện được niêm yết với giá 25.000 đồng (tăng 9%). Tương tự, các loại sữa khác như sữa tươi Ba Vì, Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Ovaltine… cũng tăng giá từ 1.500 đồng - 2.000 đồng/vỉ. Theo anh Đoàn Đức Tuấn – chủ cửa hàng bán buôn, bán lẻ sữa trên đại lộ Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình), giá sữa tăng được nhà cung cấp giải thích vẫn bởi lý do tăng các yếu tố đầu vào. Đành rằng chủng loại hàng hóa buôn bán cần đa dạng nhưng lường trước những khó khăn về mặt bằng thu nhập của người tiêu dùng nên anh tỏ ra dè dặt trong việc nhập lượng sữa về. Cũng theo anh Tuấn, kể từ đợt sữa tươi tăng giá, các mẹ, các chị tìm mua sữa cho con em thưa thớt hẳn đi.

 

Các điểm bán sữa lẻ cạnh khu dân cư, các trường tiểu học thời gian này cũng vắng khách. Một người chuyên bán đồ ăn uống phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi khu đối diện trường tiểu học Trần Quốc Toản cho biết: Giá sữa tăng cao càng khó hơn cho nhà bán lẻ. Giá mỗi hộp sữa tươi nhập vào đã gần 6.500 đồng, bán ra 7.000 đồng nên sức mua giảm nhiều. Trẻ ngồi ăn sáng thoảng hoặc mới hỏi mua thêm hộp sữa nhưng thấy đắt đỏ quá nên đổi ý sang mua thứ khác như kẹo mút, gói bim bim. Chị Bùi Thị Tuyết – một bà mẹ trẻ ở tổ 25, phường Đồng Tiến chia sẻ: Từ dạo bé Hải mới 2 tuổi, chị đã cho cháu dùng sữa tươi tiệt trùng thay thế sữa bột. Được cái cháu cũng rất thích uống sữa này nên chị thường mua cả thùng 12 vỉ để dùng dần, mỗi ngày cháu uống từ 2 hộp trở lên. Thời gian gần đây, sữa tươi tăng giá, thu nhập của các gia đình công chức như chị lại không tăng nên mình đành cân đối lại, sữa tươi cho cháu uống hàng ngày cũng phải rút xuống còn 1 hộp.

   

Với các gia đình có mức thu nhập trung bình, giá sữa tăng đã ảnh hưởng không nhỏ. Riêng với những người có thu nhập thấp, sữa tươi càng trở nên |“vắng bóng” trong khẩu phần thực đơn hàng ngày của các thành viên. Gia đình anh Nguyễn Văn Ba ở tổ 13, phường Tân Thịnh là một thí dụ. Vợ anh than thở: Cùng với việc cắt giảm chi tiêu để ứng phó với các kỳ tăng giá, sữa cho bọn trẻ cũng phải “cắt” chứ không biết làm thế nào. Đành rằng hai đưa con nhà chị, đứa 4 tuổi, đứa 8 tuổi đang trong thời kỳ tăng trưởng rất cần bổ sung dinh dưỡng từ sữa uống hàng ngày nhưng đắt đỏ như vậy, sức vợ chồng mình không “cõng” nổi. Các loại sữa tươi trên thị trường hiện nay có ưu điểm tiện cất giữ, vận chuyển nhờ đóng gói trong hộp giấy, không có chất bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng cao nên tiện cho nhu cầu sử dụng của mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ rất ưa chuộng. Giá sữa tươi tăng cao đã đẩy nỗi lo về phía người tiêu dùng. Nhiều người lo ngại theo đà này sẽ khó lòng duy trì việc uống sữa hàng ngày, thường xuyên cho con em mình bởi mức thu nhập không cho phép.

 

Góp phần bình ổn mặt hàng sữa trên thị trường, hiện nay, tại các điểm bán hàng Bình ổn giá của các doanh nghiệp Anh Phong, Định Nhuận, Phượng Sáng, Phương Khương vẫn duy trì mức giá bán theo cam kết cho đến hết 30/3. Cụ thể: sữa tươi Vinamilk, Mộc Châu, Ba Vì, Cô gái Hà Lan giá 23.000 đồng/vỉ, ovaltine giá 22.500 đồng/vỉ, izzi giá 20.500 đồng/vỉ…  Cùng với kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, lực  lượng QLTT tỉnh đang triển khai kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sữa bột, sữa tươi tiệt trùng trên thị trường toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra giấy phép kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, chống hàng giả nhãn hiệu sữa trà trộn nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục