Không sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ảnh: TL

Không sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ảnh: TL

Chất chống dính trên nồi, niêu, xoong, chảo... tác dụng không làm dính thức ăn khi nấu nướng, rất tiện ích cho công việc nội trợ. Nhưng dưới tác dụng của nhiệt độ cao, khi nó bị bong tróc và trộn lẫn vào thực phẩm thì liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe?

 

Chất chống dính là gì?

Chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt. Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt (xét về mặt tác dụng lẫn ảnh hưởng đến sức khỏe). Trong đó, phổ biến và hay được nhắc đến nhất là hợp chất Teflon. Teflon là vật liệu thông dụng và khá rẻ tiền nhưng không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi sử dụng chất chống dính này là sau một thời gian, mặt nồi, chảo hay bị bong tróc, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới.

Trên thị trường hiện nay, tùy theo hợp chất không dính mà ta có các sản phẩm có chất lượng khác nhau. Loại kém nhất là các loại nồi, xoong, chảo, khay, vỉ nướng... được làm bằng tôn hoặc sắt mỏng và chỉ phủ một lớp chống dính bằng chất silicon đen bóng rất mỏng. Loại khá hơn thì được phủ một lớp dày từ 2mm trở lên, nhìn vào có màu sậm và như có ánh bạc. Loại tốt có công nghệ phun phủ rất đặc biệt: lớp nhôm nền sau khi tẩy rửa còn được phủ thêm một lớp gai thép không gỉ để làm chân, sau đó mới phủ hợp chất chống dính dày tối thiểu là 3mm; lớp phun phủ này thường được định hình bằng cách ép thành vân hình song song hay ca-rô, sức chịu nhiệt và chịu ma sát cao.

Sử dụng sao cho an toàn?
 
Đối với những sản phẩm chống dính giả thì khi dùng để nấu nướng dễ gây độc vì nó thường làm từ các loại sơn. Còn với loại chống dính thật thì đến nay chưa có khuyến cáo nào cấm sử dụng. Tuy nhiên lại có khá nhiều thông tin về việc khi đốt nóng chất chống dính tạo ra hơi khói gây độc. Theo các nghiên cứu, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE.
 
Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 độ C - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., có thể gây ung thư và sảy thai.

Vì vậy, để sử dụng an toàn các sản phẩm chống dính, cần lưu ý: không nên nấu nướng ở nhiệt độ quá cao, đun nấu quá lâu, không dùng các vỉ nướng trực tiếp trên bếp để nướng thực phẩm; không đốt nóng nồi, xoong, chảo... không trên bếp mà luôn phải có thực phẩm hoặc dầu ăn đựng trong đó; các sản phẩm chống dính khi đã tróc xước thì không nên dùng để nấu nướng nữa.       

 

                                                                      Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục