Mùa xuân, khí hậu ẩm ướt, mưa phùn, thời tiết cũng dần ấm lên là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn, virut sinh sôi, phát triển, cây cối đâm chồi nảy lộc, nở hoa. Phấn hoa lại là nguyên nhân gây nhiều bệnh dị ứng, trong đó có các bệnh về mắt . Xin giới thiệu cách điều trị đau mắt do dị ứng.
Thuốc xông, đắp
Khi có hiện tượng viêm mi mắt, mắt ngứa, chảy nước, mắt bị sung huyết gây sưng đỏ nên sử dụng một số dược liệu chứa tinh dầu để xông hơi, như dùng bạc hà, phần trên mặt đất của cây bạc hà 50g, cúc hoa (cúc trắng hoặc cúc vàng đều được) khoảng 16g (bạc hà và cúc hoa tươi hay khô đều được); lá đại bi, lá cúc tần mỗi vị 50g; lá dâu tằm 50g. Tất cả cho vào nồi, đổ 300ml nước, đun sôi 5 - 10 phút, sau đó hơ nhẹ lên mắt bằng cách hướng luồng hơi vào nơi mắt đau. Cũng có thể dùng lá trầu không 20g hoặc lá dâu tằm, hoặc phối hợp hai thứ lá đó với nhau. Sau khi xông hơi gạn lấy nước lá xông lúc còn ấm, dùng khăn rửa nhẹ lên mắt. Ngày làm từ 1 - 2 lần.
Trường hợp mắt sưng đỏ, đau nhức nhiều có thể dùng các lá tươi sau, đắp lên mi mắt: phần trên mặt đất của cây rau má, lá rau muống, rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát, gói vào miếng vải gạc sạch, rồi đặt lên mi mắt, thấy khô, nóng lại lật bên kia. Cũng làm tương tự như vậy với lá cây dành dành, song với lá dành dành thì sau khi rửa sạch lại vò mạnh để lấy dịch đông như thạch, gói vào miếng giấy bản, rồi đặt lên nơi mắt bị sưng đau.
Viêm kết mạc dị ứng là bệnh thường gặp trong mùa xuân. |
Thuốc uống trong
Khi mắt bị ngứa, đỏ dùng cúc hoa vàng, bạc hà, kinh giới, hạ khô thảo, tân di, cốc tinh thảo, lượng bằng nhau 6 - 8g, sắc hoặc hãm uống hằng ngày 2 - 3 lần vào lúc sau bữa ăn khoảng 1,5 - 2 giờ. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Cũng có thể dùng cúc hoa, bạch tật lê mỗi vị 9g; phòng phong 5g để trị đau mắt do phong nhiệt.
Khi đau mắt kèm theo khô mắt, hoa mắt: dùng cúc hoa vàng, mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả mỗi vị 12g; sơn thù du, hoài sơn mỗi vị 16g; thục địa 32g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 tuần lễ; hoặc làm hoàn với mật ong, uống ngày 2- 3 lần, mỗi lần 12 - 16g, sau bữa ăn khoảng 1,5 - 2 giờ.
Nếu mắt sưng đau, đỏ kèm theo có màng mộng, thị lực giảm: dùng thạch quyết minh, cúc hoa, cốc tinh thảo, mật mông hoa dưới dạng thuốc hãm hoặc sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ.
Trường hợp mắt sưng đỏ kèm đau đầu, ù tai dùng cúc hoa, thạch quyết minh, sinh địa, bạch thược mỗi vị 15g; long đởm thảo 5g, sắc uống ngày một thang, uống liền 3 - 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Với phương châm “phòng bệnh là chính”, cần dùng khăn sạch rửa mắt, không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt. Hằng ngày nên nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý natriclorua 0,9%, nếu mắt bị ngứa nhiều thì nhỏ cloroxit 0,4%. Bệnh nặng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Theo Báo SKĐS
Có một điều nhiều mẹ chưa biết, chiều cao của trẻ sẽ được phát triển tối ưu nếu ngủ đúng và đủ giấc. Dưới đây là một số điểm cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ của trẻ.
Bệnh nhân bị đau ngực? Nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh động mạch vành - một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thể bỏ qua! Bệnh động mạch vành là tình trạng hẹp/tắc động mạch vành làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ tim, gây thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Người bị chóng mặt thấy choáng váng, cảnh vật xung quanh đảo lộn hoặc quay cuồng, đồng thời có cảm giác sợ bị ngã. Đôi khi, cảm giác chóng mặt nhẹ chỉ làm cho người ta cảm thấy mình đi, đứng không vững. Cảm giác này thường xuất hiện khi chúng ta đang ngồi mà vội đứng lên hoặc nằm nhanh xuống.
“Ban đầu chỉ húng hắng vài tiếng. Giờ thì ho như cuốc kêu, nhất là đêm. Nghe mà sốt cả ruột. Các mẹ có cách nào không? Em chưa muốn cho con dùng kháng sinh” là chia sẻ của nhiều bà mẹ có con nhỏ trong thời tiết nóng lạnh đan xen như hiện nay.
(HBĐT) - Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương cho biết: Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện tranh thủ mọi nguồn lực: NSNN, hợp tác liên doanh và huy động CB, VC góp cổ phần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc.
(HBĐT) - Năm 2011, hệ thống y tế ở các tuyến trong tỉnh tiếp tục được củng cố, phát triển. 100% xã, phường, thị trấn có CBYT hoạt động, trên 50% trạm y tế xã có bác sĩ; 100% thôn, bản có nhân viên y tế; trên 46% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ đó đã tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, nhất là người nghèo và đồng bào các DTTS.