Nông dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chủ động dự trữ thức ăn phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc.

Nông dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) chủ động dự trữ thức ăn phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc.

(HBĐT) - Thời gian qua, chăn nuôi trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có bước phát triển mới. Toàn huyện có 10.415 con trâu, 6.981 con bò, 24.021 con lợn, 2646 con dê , 313 con ngựa.

 

Tuy nhiên, nhiều người chăn nuôi chưa chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Do vậy, khi thời tiết bất lợi dễ xảy ra dịch bệnh làm trâu, bò chết, nhất là trong mùa đông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Để khắc phục những hạn chế trên, ngay trước khi bước vào mùa đông, huyện Đà Bắc đã có nhiều biện pháp tích cực chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc.

 

Vụ đông - xuân năm 2011, qua 2 đợt rét đậm, rét hại trên địa bàn huyện đã có 2.204 con trâu, bò, ngựa, dê bị chết rét, trong đó, chết nhiều nhất là các xã vùng cao như Mường Chiềng, Giáp Đắt, Tân Minh. Nguyên nhân chính, về khách quan là do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Song, nguyên nhân chủ quan là do tập quán chăn nuôi quảng canh; chưa chủ động nguồn thức ăn dự trữ và các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc trong mùa đông. Nhiều hộ chăn nuôi chưa có chuồng nhốt trâu, bò hoặc có chuồng nhưng không che chắn phòng, chống rét cho gia súc. Đặc biệt, trong những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống dưới 120C, ở một số xã vùng cao, nhiều hộ chăn nuôi còn thả rông trâu, bò. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng, giám sát dịch bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe đàn trâu, bò của người dân còn hạn  chế.

 

Rút kinh nghiệm từ vụ đông xuân năm 2011, bước vào vụ đông - xuân 2012, công tác phòng, chống đói, rét cho trâu, bò đã được cấp ủy, chính quyền, hộ chăn nuôi của huyện Đà Bắc tích cực triển khai. UBND huyện đã triển khai kế hoạch công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đẩy mạnh công tác phòng, chống đói, rét cho trâu, bò vụ đông - xuân 2012. Huyện thành lập ban chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết và phân công các thành viên phụ trách các xã, thị trấn, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, yêu cầu cấp ủy, chính quyền đều phải chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc phòng, chống đói, rét cho  trâu, bò; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc gắn với ổn định, phát triển chăn nuôi. Anh Hà Văn Nhơ ở xóm U Quan, xã Mường Chiềng cho biết: Do thời tiết rét đậm, rét hại, vụ đông xuân 2011, 2 con bò lai Sind của gia đình bị chết. Rút kinh nghiệm do việc phòng, chống chưa được tốt, khi trời lạnh, nhiều sương muối, cỏ bị chết, không có thức ăn cho bò, năm nay, ngay khi thu hoạch xong lúa mùa, gia đình đã chủ động dự trữ thức ăn khô từ rơm, rạ, tận dụng các loại phế phụ phẩm nông nghiệp bổ sung một lượng thức ăn cho trâu, bò, đồng thời che chắn, đảm bảo vệ sinh chuồng trại. Ông Sa Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Mường Chiềng cho biết: Ngay từ đầu năm, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói, rét cho trâu, bò trong vụ đông - xuân 2012; tập trung chỉ đạo các hộ chăn  nuôi chuẩn bị tốt các điều  kiện, vệ sinh chuồng trại, thu gom những phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn bổ sung cho gia súc vào mùa đông. Đẩy mạnh công tác  tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin cho đàn gia súc. Tuy nhiên, hiện nay, công tác phòng, chống đói, rét cho trâu, bò vẫn còn khó khăn. Một số hộ chăn nuôi che chắn chuồng trại còn tạm bợ, tập quán tận dụng gầm sàn nhà ở làm chuồng gia súc, gia  cầm còn khá phổ biến, ý thức vệ sinh chuồng trại kém, chưa biết cách dự trữ thức ăn cho trâu, bò… Việc để chuồng trâu, bò lầy lội, thả rông gia súc trong những ngày giá rét là một trong những nguyên nhân chính làm gia súc bị chết rét do thiếu sức đề kháng. 

 

Theo Trạm Thú y huyện Đà Bắc, đến ngày 22/2, toàn huyện có 40 con trâu, bò bị chết chủ yếu là trâu già và nghé. Tuy nhiên, theo dự báo, thời tiết năm nay sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nếu không thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh thì tình trạng gia súc chết có thể tái diễn. Vì vậy đòi hỏi cần có sự chủ động của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành chức năng và các hộ chăn nuôi trong thực hiện kế hoạch phòng, chống đói, rét cho trâu, bò trong địa bàn toàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức cũng như hành động của người chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra cho gia súc ở huyện Đà Bắc.

 

 

                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác

Hành hoa không những làm món ăn thêm hấp dẫn mà còn có tác dụng giải cảm, tốt cho tiêu hóa.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hệ thống y tế dự phòng - chủ động phát hiện, phòng - chống dịch bệnh

(HBĐT) - Bà Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Với phương châm dự phòng chủ động, tích cực, Trung tâm YTDP tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết nhằm chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị, vật tư hóa chất, kinh phí dự phòng để đối phó với dịch bệnh một cách chủ động, kịp thời và có hiệu quả.

Trẻ cao nhờ... biết ngủ đúng

Có một điều nhiều mẹ chưa biết, chiều cao của trẻ sẽ được phát triển tối ưu nếu ngủ đúng và đủ giấc. Dưới đây là một số điểm cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ của trẻ.

Ai có nguy cơ bị bệnh mạch vành?

Bệnh nhân bị đau ngực? Nhiều khả năng đó là triệu chứng của bệnh động mạch vành - một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thể bỏ qua! Bệnh động mạch vành là tình trạng hẹp/tắc động mạch vành làm giảm lưu lượng máu nuôi cơ tim, gây thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim.

 

Chóng mặt đừng chủ quan!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chóng mặt. Việc xác định được nguyên nhân không phải là dễ. Người bị chóng mặt thấy choáng váng, cảnh vật xung quanh đảo lộn hoặc quay cuồng, đồng thời có cảm giác sợ bị ngã. Đôi khi, cảm giác chóng mặt nhẹ chỉ làm cho người ta cảm thấy mình đi, đứng không vững. Cảm giác này thường xuất hiện khi chúng ta đang ngồi mà vội đứng lên hoặc nằm nhanh xuống.

101 cách trị ho bằng thảo dược lúc giao mùa

“Ban đầu chỉ húng hắng vài tiếng. Giờ thì ho như cuốc kêu, nhất là đêm. Nghe mà sốt cả ruột. Các mẹ có cách nào không? Em chưa muốn cho con dùng kháng sinh” là chia sẻ của nhiều bà mẹ có con nhỏ trong thời tiết nóng lạnh đan xen như hiện nay.

Bệnh viện đa khoa tỉnh - xứng đáng bệnh viện hạng I

(HBĐT) - Thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Trương Quý Dương cho biết: Để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, Bệnh viện tranh thủ mọi nguồn lực: NSNN, hợp tác liên doanh và huy động CB, VC góp cổ phần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục