Để tạo ra nhiều thịt heo nạc nhằm thu lời bất chính, không ít thương lái thu mua, gia súc gia cầm đã bất chấp những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người khi cho vật nuôi ăn các loại chất cấm (chủ yếu là các loại hoóc-môn tăng trưởng độc hại) trở thành những con vật siêu nạc trong thời gian ngắn.

 

Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào ở Việt Nam về tác hại của những chất cấm này lên sức khỏe cộng đồng, nhưng sự nguy hiểm của nó đến mức chính những hộ chăn nuôi tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa phải tập hợp nhau lên tiếng kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.

“Thần dược”… tăng trọng (?)

Bà Nguyễn Thị Ng., hộ nuôi heo tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, bà từng chứng kiến một hộ nuôi heo sử dụng chất cấm mua từ các lái heo tạo nạc cho heo trước khi xuất chuồng 15 – 20 ngày và hiệu quả thì đúng là… kinh người. Từ một con heo 120kg sau khi dùng “thần dược” siêu nạc, xương cơ co rút, thời gian này chỉ cần ngoại lực tác động nhẹ lên con heo, có thể dùng bàn tay vỗ lên lưng heo cũng khiến con vật rú lên vì đau đớn. Không đầy 3 tuần lễ trọng lượng heo chỉ còn 100kg nhưng ngoại hình rất bắt mắt, mông, vai đều nở căng, da bóng, hồng... Thương lái sẵn sàng trả giá những con heo siêu nạc này cao hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với giá thị trường. “Nhìn tác dụng thần kỳ như vậy, tui không dám nghĩ đến việc ra chợ mua thịt heo ăn nữa…”, bà Ng. nói. Theo hộ nuôi này, nhiều người nuôi heo tại địa phương thường xuyên được các thương lái chào mời những loại “thần dược” tăng trọng hay siêu nạc cho heo.

 Không khó nhận ra heo được sử dụng chất cấm... (ảnh: Nguyên Khải)

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng, việc phát hiện hộ chăn nuôi sử dụng chất cấm rất dễ dàng, với những người trong nghề có thể nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận ra. Tuy nhiên, việc xử lý hiện nay theo ông Công là chưa quyết liệt nên việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn cứ tiếp diễn. Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cách đây chưa đầy 3 tuần, đơn vị này tiến hành kiểm tra tồn dư chất cấm trong chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Thống Nhất (địa phương nuôi heo với số lượng nhất trên địa bàn), kết quả có 6/6 mẫu dương tính với chất cấm (chất tăng trọng) thuộc hai lô heo sống có giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y địa phương cấp ngày 16/1 đạt yêu cầu. Ông Bùi Đình Bưởi, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất, cho biết trước đó ngày 16/12/2011, phát hiện, bắt giữ một đối tượng vận chuyển 5kg chất tạo nạc (Salbutamol Sulphate) bán cho người chăn nuôi.

Theo ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm còn phần lớn là do thương lái đem tới các hộ nuôi và “ép” các hộ cho heo ăn nếu không sẽ không mua. Bằng cách ra điều kiện, nếu mua và cho heo ăn “chất tạo nạc”, thuốc tăng trưởng, thương lái sẽ mua cao hơn 3 - 5 giá (tương đương với mức cao hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg so với… heo thường). Riêng với những loại chất tạo nạc cho heo, theo ông Hải, thực chất người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi về trọng lượng vì quá trình tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi… nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán…”, ông Hải nói.

Độc lực hại người

PGS.TS. Dương Thanh Liêm, Khoa chăn nuôi Đại học Nông lâm TP.HCM, cho biết: từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn, với mục đích tăng trọng lượng vật nuôi, tạo nạc nhanh… đó hầu hết là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chẳng hạn, những hoóc-môn có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy protein, tích lũy chất béo, giữ nước được sử dụng nâng cao năng suất tích lũy vật nuôi làm cho tăng trọng nhanh hơn từ 15 - 20%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 10 - 15%. Hay một nhóm chất khác có tác dụng kích thích, thúc đẩy tái hấp thu nước làm cho súc vật lên cân nhanh. Các chất tổng hợp, có khả năng chống viêm, kích thích heo ăn nhiều, ngủ nhiều tăng cân nhanh… Chất làm cho sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô nghèo chất béo nên làm giảm khẩu vị, làm cứng chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến… Đối với gia súc, gia cầm sử dụng những chất cấm khi giết thịt có thể quan sát được những bất ổn ngay trên quầy thịt như: thịt mất đi sự mềm mại, mất mùi vị thơm ngon, vị béo của thịt, có những vết bầm tím do quá trình rút cơ khiến vật nuôi vỡ các mao mạch, máu tung tóe ra có thể thấy trên bò, cừu, heo khi bị stress trước lúc giết mổ. TS. Liêm cảnh báo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động tức thời với các triệu ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như đồng tính, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể… Đó còn chưa kể tới những hoóc-môn có tác động lên hệ tim mạch và trao đổi chất. TS. Liêm còn cho biết, một số chất tồn dư trong thức ăn cho bò sữa có thể quan sát thấy những bé gái uống sữa của những bò sữa có sử dụng hoócmôn sinh trưởng làm cho tuyến vú của chúng tăng trưởng nhanh không bình thường…

 ...Nhưng khi đã giết mổ thì mắt thường không thể thấy “ẩn họa” bên trong (ảnh: Tuân Nguyễn)

Theo Th.S Lê Thị Thu Hà, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, do những tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khỏe của người tiêu dùng, các chất cấm này đã bị Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, việc kiểm soát các hộ nuôi không hề đơn giản, mắt thường của người tiêu dùng cũng khó có thể phân biệt loại thịt nào ngoài chợ dùng chất cấm, loại nào không. Xem ra họ chỉ có thể trông chờ vào lương tâm của chính những người chăn nuôi.

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Đoàn khảo sát tiến hành khảo sát thực tế tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Ngọc Hà (TPHB) - cơ sở thực hiện tốt các quy định về ATVSTP.
Không sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ảnh: TL
Không có hình ảnh
Một ca phẫu thuật tim tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: Ngọc Dung.

Thuốc điều trị viêm gân cơ

Viêm gân cơ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh không chỉ gặp ở những người lao động nặng, vận động viên thể dục thể thao mà còn gặp ở những người ngồi văn phòng và dùng máy tính nhiều.

Bệnh viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang có thể gặp ở trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh nhưng rất hiếm, khoảng 0,1% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm xoang. Viêm xoang ở trẻ sơ sinh chủ yếu là viêm hệ thống xoang sàn.

Chủ động phòng, chống dịch cúm mới xuất hiện

Trước thông báo của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) về việc tại bang Iowa của nước này đã phát hiện 3 trường hợp nhiễm chủng virut cúm mới, mới đây Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công điện gửi các Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur yêu cầu chủ động phòng, chống dịch cúm mới xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và diễn biến bất thường như hiện nay.

Cao Phong: Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Thời tiết rét đậm, rét hại vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2012 của nông dân trong huyện, đồng thời gây thiệt hại không nhỏ trên đàn gia súc, gia cầm do nguy cơ dịch bệnh đang tăng cao. Chính vì vậy, Cao Phong đang cấp bách triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, anh Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS/KHHGĐ - cần đầu tư nguồn lực thỏa đáng

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ, những năm gần đây, tỉnh ta đã ghi nhận những tín hiệu vui: tăng nhanh số người thực hiện KHHGĐ, đảm bảo hậu cần cho các dịch vụ kỹ thuật CSSKSS/KHHGĐ, mức sinh thay thế đạt được mục tiêu đề ra, chất lượng dân số từng bước được nâng lên... Tuy nhiên, nhìn lại quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn mà điểm mấu chốt là thiếu nguồn nhân lực, cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo.

Đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp thuốc Turifaton

(HBĐT) - Sở Y tế vừa có Công văn số 100/SYT-QLD gửi đến phòng y tế các huyện, thành phố; đơn vị trực thuộc Sở; doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc thông báo ý kiến chỉ đạo của Cục Quản lý dược về việcđình chỉ lưu hành và khẩn trương thu hồi trên toàn quốc thuốc viên nén bao phim Turifaton (hoạt chất Dyrogesteron 10mg), vỉ 20 viên, hộp 1 vỉ, SĐK: QLĐB-172-10 do Công ty cổ phần sinh học dược phẩm Ba Đình sản xuất vì nhầm lẫn nguyên liệu sản xuất thuốc.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục