Từ thông tin ông Vũ Duy Quang, bác sĩ điều trị tại khoa Ngoại, Viện Chỉnh hình-Phục hồi chức năng bị tố cáo tự ý chèo kéo bệnh nhân ra ngoài mổ, khiến cho tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu… hé lộ nhiều chuyện đáng suy ngẫm...

 

“Đùa” với sinh mạng bệnh nhân

 

Ngày 9/4/2012, bệnh nhân P.V.H  (53 tuổi) sau khi phẫu thuật đinh nội tủy tại BV Việt Đức do tai nạn xe máy đã được nhập Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng (CH-PHCN) để chữa trị tiếp trong tình trạng bị viêm xương chày phải và sưng nề nơi phần chân bị gãy. “Vùng cẳng chân phải có 2 điểm chảy dịch viêm sưng nề nhẹ”, bệnh án ngày 9/4 nêu.

 

Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân này được điều trị tại Viện CH-PHCN với phương pháp kháng sinh, trợ sức, chống viêm nhưng tới ngày 11/4, gia đình bệnh nhân đột ngột xin chuyển tới Bệnh viện Nông nghiệp để mổ trước sự ngỡ ngàng, khó hiểu của nhiều y, bác sĩ tại đây.

 

Theo tìm hiểu của PLVN, sau khi chuyển tới BV Nông nghiệp, bệnh nhân H được xử lý rạch da, mổ rút đinh nội tủy, lấy mảnh xương chết và cố định ngoại vi, nhưng sau mổ kết quả lại không được như mong muốn; tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhiễm trùng nặng. Sau ca mổ không thành công khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân tồi tệ, ngày 26/4/2012, Bệnh viện Nông nghiệp lại “gấp rút” làm Giấy chuyển viện gửi trả bệnh nhân H về lại Viện CH-PHCN để điều trị với lý do “bệnh nặng”.

 

Chỉ trong vòng khoảng 20 ngày, bệnh nhân H với bệnh tình nghiêm trọng đã không được các “lương y” chữa trị đúng phương pháp, sức khỏe ông vốn đã ốm yếu vì đang mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử huyết áp cao vậy nhưng một số bác sĩ BV Nông nghiệp lẫn Viện CH-PHCN lại tư vấn kiểu “hành” bệnh nhân khi cho chuyển đi, chuyển lại để chữa trị dẫn tới có lúc bệnh nhân lâm vào tình trạng “thập tử, nhất sinh”.

 

Kéo bệnh nhân ra ngoài để trục lợi?

 

Trả lời PV, BS Nguyễn Trung Học, Trưởng khoa Phẫu thuật chỉnh hình (Viện CH-PHCN), cho rằng, Viện không có lỗi trong chuyện này, vì việc chuyển đi đâu để điều trị là do nguyện vọng và quyết định của gia đình bệnh nhân.

 

Tuy nhiên, trong đơn thư tố cáo gửi PLVN, phía bệnh nhân H. cho rằng, sở dĩ bệnh nhân H đang điều trị lại xin chuyển ra khỏi viện để tới Bệnh viện Nông nghiệp mổ là do chủ ý và sự chèo kéo của Bác sĩ Quang nhằm mục đích tư lợi, bởi vị bác sĩ này có mối quan hệ với phía Bệnh viện Nông nghiệp?. Đơn còn cho rằng, việc làm của ông Quang là vi phạm y đức, không tôn trọng tổ chức, gây bức xúc trong cơ quan cần phải được xử lý nghiêm để ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bệnh nhân, ảnh hưởng uy tín của Viện.

 

Chúng tôi không khẳng định việc bác sỹ Quang có tư lợi hay không, nhưng phản ứng trước thông tin liên quan đến vị cán bộ này, Viện trưởng Viện CH-PHCN Nguyễn Quang Trung tỏ thái độ thận trọng: “Trước thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ cho kiểm tra. Nếu có căn cứ cho thấy bác sĩ hay cán bộ của Viện CH-PHCN lôi kéo bệnh nhân ra ngoài điều trị, mổ có mục đích tư lợi thì sẽ kỷ luật”..

“Viện CH-PHCN chưa hề nhận được bất cứ trao đổi hay văn bản của Bệnh viện Nông nghiệp mời bác sĩ Quang sang đó để hỗ trợ ca mổ. Là đơn vị chủ yếu làm nhiệm vụ nhân đạo, nếu xảy ra chuyện như vậy thì bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm về quản lý”, ông Trung khẳng định.

 

Để làm rõ có hay không sự tham gia của bác sĩ Quang trong chuyện chèo kéo bệnh nhân H ra ngoài mổ, PV đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Nông nghiệp. Bác sĩ Nguyễn Thế Thi, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Nông nghiệp, thừa nhận đúng là do có quen biết, bệnh nhân H được tiếp nhận chữa trị tại bệnh viện này từ ngày 17/4/2012, trên cơ sở giới thiệu của Bác sĩ Vũ Duy Quang của Viện CH-PHCN.

 

Ông Thi còn cho biết ca mổ cho bệnh nhân H được tiến hành tại Bệnh viện Nông nghiệp, ngoài sự tham gia của một bác sĩ của bệnh viện này làm nhiệm vụ gây mê thì Bác sĩ Vũ Duy Quang chính là người trực tiếp mổ, xử lý cho bệnh nhân. “Sau khi mổ thấy tình trạng bệnh nhân bị sốt, gối có nhiều dịch tôi đã điện thoại báo cho anh Quang và gửi trả bệnh nhân tới cho anh Quang”, ông Thi nói.

 

Lý giải tại sao BS Quang là cán bộ của Viện CH-PHCN nhưng lại có thể tham gia mổ cho bệnh nhân H tại Bệnh viện Nông nghiệp, ông Đinh Xuân Phương Phó Giám đốc Bệnh viện Nông nghiệp - cho rằng, việc này có thiếu sót. “Để mời cán bộ hay bác sĩ nơi khác về hỗ trợ mổ như trong trường hợp này thì đúng ra là phải có hợp đồng thỏa thuận giữa hai đơn vị với nhau.

 

Cách đây gần chục năm, thời ông Lý (Viện trưởng Viện CH-PHCN, nay đã chuyển công tác) chúng tôi có hợp đồng ghi nhớ giữa hai bên để trao đổi, hỗ trợ về chuyên môn với nhau, nhưng sau này Viện trưởng mới lên thì hai đơn vị chưa làm lại việc này. Vì anh Quang có nhiều lần đi với anh Lý xuống đây, do chủ quan nên mới xảy ra thiếu sót như vậy”- ông Phương nói.

 

Liên quan tới sự việc này, thiết nghĩ các cơ quan chủ quản của những bệnh viện này là Bộ LĐTB&XH cũng như Bộ NN&PTNN cần vào cuộc làm rõ sự việc nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bệnh nhân, ảnh hưởng uy tín của bệnh viện cũng như người thầy thuốc.

 

 

 

                                                                             Theo DanTri

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục