Lực lượng chống dịch xử lý, chôn hủy vịt bệnh ổ dịch xóm Trung, xã Trung Minh (TPHB).

Lực lượng chống dịch xử lý, chôn hủy vịt bệnh ổ dịch xóm Trung, xã Trung Minh (TPHB).

(HBĐT) - Sau gần 1 tháng xuất hiện dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, thành phố Hòa Bình là địa phương thứ hai, sau huyện Lương Sơn công bố có dịch. Các biện pháp chống dịch, khống chế không để dịch lan rộng đang được Ban chỉ đao chống dịch cúm gia cầm của thành phố và xã xuất hiện dịch Trung Minh tập trung cao độ.

 

Tại khu vực ổ dịch xóm Trung, xã Trung Minh, số gia cầm chết và gia cầm mắc bệnh đã được chôn hủy toàn bộ. Cùng với hộ gia đình, đội chống dịch đã sát trùng dụng cụ chăn nuôi, nền chuồng trại, đốt, chôn chất thải rắn và xử lý hóa chất và vôi bột với các chất thải lỏng. Chốt kiểm dịch tạm thời cũng nhanh chóng thành lập, huy động lực lượng trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn đi lại tránh vùng dịch. Điểm chốt cũng chuẩn bị cơ số phương tiện, hóa chất xử lý mọi đối tượng ra khỏi vùng dịch, hạn chế số lượng người ra, vào khu vực, tuyệt đối cấm vận chuyển gia cầm và sản phẩm ra khỏi ổ dịch.

 

Theo bà Đinh Thị Hiền – hộ dân có gia cầm mắc cúm A: Gia đình bà là một trong số các hộ được dự án Chương trình MTQG đảm bảo an toàn cho sản xuất nông sản đầu tư chăn nuôi đàn vịt. Mô hình khởi động được gần 2 tháng, từ cấp con giống, hỗ trợ thức ăn đến nay đàn vịt đã  gần tới ngày xuất bán, trọng lượng 1,7kg – 2kg. Lúc đầu, thấy vịt có biểu hiện ốm bệnh, bà cũng đi mua thuốc về chữa nhưng không thấy đỡ, đến ngày hôm sau thấy vịt quay quay rồi chết. Sang ngày 1/10, số vịt trong đàn chết nhiều hơn nửa, các con khác có biểu hiện như cúm nên bà tìm đến thú y địa phương báo cáo. Cùng ngày hôm đó, cán bộ trạm thú y thành phố đã về kiểm tra, phối hợp với lực lượng kỹ thuật của Chi cục Thú y thực hiện công tác mổ khám, lấy 6 mẫu vịt đưa đi xét nghiệm. Chiều ngày 2/10, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H5N1 đã được thông báo về gia đình. Bản thân bà và gia đình nhận thức được mức độ nguy hiểm của dịch nên tích cực thực hiện biện pháp xử lý, khoanh vùng ổ dịch.

 

Cấp ủy Đảng, chính quyền xã Trung Minh cũng đang tích cực phối hợp với lực lượng chức năng của thành phố khống chế dịch trên đàn gia cầm. Ông Đinh Viết Đông, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã cử cán bộ cùng với các lực lượng trực chốt đầu xóm Trung. Tình hình ổ dịch, các biện pháp phòng, chống lây lan như không chăn thả vịt ở nguồn nước suối, không vận chuyển gia cầm ra khỏi khu vực được phổ biến liên tục trên loa đài xóm, xã. Do địa hình kéo dài tới 5 km dọc tuyến Quốc lộ 6 nên mong muốn kiến nghị thành lập thêm 1 chốt chặn ở đoạn cuối xã, địa phận tiếp giáp với phường Đồng Tiến để kiểm soát dịch hiệu quả hơn.

 

Cùng thời gian này, thành phố đã huy động toàn lực kiểm soát chặt diễn biến dịch cúm gia cầm. Lực lượng Công an, QLTT, thú y tăng cường phối hợp trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Theo ông Nguyễn Tiến Công – cán bộ trực chốt kiểm dịch xã Yên Mông: Lực lượng chặn chốt 24/24 giờ, đặc biệt từ 2 giờ - 7 giờ sáng là thời điểm lưu lượng gia súc, gia cầm qua chốt nhiều nhất trong ngày. Bình quân mỗi ngày có từ 700 – 900 con gia cầm qua chốt, khoảng 1.000 quả trứng gia cầm. Đối với gia cầm vận chuyển qua chốt, lực lượng kiểm tra về lâm sàng, phun thuốc trử trùng tiêu độc trước khi cho lưu thông đối với gia cầm khỏe. Với gia cầm biểu hiện ốm, tạm giữ tại chỗ, chờ ý kiến chỉ đạo tịch thu, tiêu hủy.

 

Chiến dịch vệ sinh, tiêu độc môi trường khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố vừa triển khai cũng góp phần quan trọng kiểm soát, khống chế dịch cúm gia cầm. Chiến dịch chú trọng phun tiêu độc  khử trùng tại các điểm buôn bán gia cầm tập trung ở các chợ, hệ thống chuồng trại chăn nuôi. Ông Lê Văn Phong – Trưởng trạm Thú y thành phố cho biết: Tại thời điểm có dịch, thành phố đã huy động nhân lực tổ chức phun thuốc với tổng lượng 2.000 lít, phun 1 - 2 lần/ngày tại nơi có ổ dịch, phun 2 – 3 lần/tuần với xã có dịch, phun chiến dịch định kỳ với các xã, phường toàn địa bàn.

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục