Không có việc làm, nhiều gia đình đi làm thuê ở các lò gạch thủ công ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

Không có việc làm, nhiều gia đình đi làm thuê ở các lò gạch thủ công ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Để giúp đỡ hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán, ngay từ đầu tháng 12/2012, UBND huyện Kỳ Sơn đã sớm có kế hoạch giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành trên địa bàn điều tra, thống kê danh sách, tìm hiểu nắm bắt đời sống của nhân dân để triển khai kịp thời công tác hỗ trợ. Theo đó, các xã, thị trấn rà soát lại đối tượng chính sách, hộ nghèo. Trên danh sách hộ nghèo được xác lập, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung huy động mọi nguồn lực từ các doanh nghiệp, cấp, ngành và nhân dân để ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo trong huyện.

 

Gia đình anh Nguyễn Văn Năm ở xóm 3, Mông Hoá (Kỳ Sơn) có 5 khẩu. Vợ chồng anh không có việc làm nhưng phải nuôi 2 đứa con: một bị tàn tật, 1 bị dị tật và một mẹ già bị bại liệt không thể chăm sóc bản thân được. Thường ngày, vợ chồng anh đi làm thuê kiếm sống. Ai thuê gì thì vợ chồng anh làm nấy chẳng nề hà việc gì. Tuy vất vả là thế nhưng cuộc sống của gia đình quá chật vật, ăn bữa nay, lo bữa mai. Mỗi lần con ốm, anh chị phải đi vay mượn mới có tiền đi viện. Lần nào không vay mượn được đành phải chịu vậy. Trước hoàn cảnh đó, xóm, xã, huyện cùng các đoàn thể tuyên truyền, vận động cộng đồng thường xuyên giúp đỡ gia đình anh như cho vay vốn từ các tổ chức xã hội, tổ chức tín dụng... tạo việc làm cho gia đình. Vào dịp Tết Nguyên đán, cuộc sống của gia đình anh càng khó khăn hơn khi mọi thứ đều đắt đỏ. Anh chị chạy ngược, chạy xuôi tranh thủ làm đến sát đến Tết để lo cho gia đình. Mỗi dịp Tết đến, nỗi lo cơm áo thêm nặng. Trước hoàn cảnh như vậy, UBND xã, huyện cùng các cấp, ngành đến tặng quà, chia sẻ, động viên gia đình anh vươn lên trong cuộc sống. Tuy những suất quà không lớn nhưng phần nào vơi đi những khó khăn của gia đình và đủ để gia đình anh ăn Tết.

 

Cuối xóm Bẵn, xã Mông Hoá có gia đình vợ chồng chị Nguyễn Thị Duyên. Gia đình chị có 6 khẩu. Vợ chồng chị không có đất nên cũng đành phải đi làm bốc vác thuê ở nhà máy xi măng kiếm sống. Anh chị chỉ ở trong căn nhà tạm đã làm từ lâu. Năm nào cũng vậy, vào dịp cuối năm, anh chị đi tìm việc nhiều hơn để lo cho gia đình cái Tết. Tuy nhiên, thu nhập của anh chị cũng khó lo nổi cho gia đình một cái tết tươm tất. Cũng như nhiều gia đình khó khăn khác vào dịp này, gia đình anh chị được các cấp, ngành quan tâm động viên nên cái tết của gia đình cũng đỡ chật vật. Chị Nguyễn Thị Thanh Hà- cán bộ CTĐ xã Mông Hóa cho biết: Hiện nay, toàn xã có 35 hộ nghèo, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Để chia sẻ những khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán, động viên các hộ cố gắng vươn lên trong cuộc sống, UBND xã đã gửi công văn đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, KDC có lòng hảo tâm giúp đỡ những hộ khó khăn của địa phương. Mỗi suất quà ủng hộ các hộ nghèo, khó khăn tối thiểu 200.000 đồng. Ngoài ra, các KDC tự trích quỹ đến thăm hỏi gia đình chính sách trong khu. 

 

Cùng với việc đảm bảo an sinh xã hội, UBND huyện Kỳ Sơn đã chú trọng đến việc hỗ trợ vay vốn, triển khai các chương trình, dự án, tạo điều kiện để người nghèo tham gia sản xuất, tăng thu nhập. Thông qua các chương trình thâm canh, luân canh, tăng vụ, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả…, nhiều hộ gia đình, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã bước đầu thay đổi nhận thức, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời để thu hút được nhiều nguồn lực trong cộng đồng chung tay góp sức giúp đỡ người nghèo và nạn nhân chất độc da cam. Điểm mới trong phong trào tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam năm nay là giao các quỹ về cho cơ sở quản lý. Các xã, thị trấn chủ động khảo sát nắm bắt tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn, rà soát thống kê các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần có sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng để báo cáo cấp uỷ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo vận động cộng đồng xã hội chung tay góp sức hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng khó khăn vui Tết, đón xuân đảm bảo thiết thực, cụ thể, hiệu quả tuyệt đối không để sót, để lọt đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đứt bữa trong dịp Tết cổ truyền. UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập ban vận động quản lý quỹ. Ở cấp huyện, mỗi cán bộ, công nhân viên chức ủng hộ ½ ngày lương, mỗi hộ tối thiểu 10.000 đồng.  Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Kỳ Sơn cho biết: Như mọi năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất- kinh doanh ủng hộ giúp đỡ hộ nghèo thông qua huyện nên nhiều doanh nghiệp rất ngại. Nhiều người nghĩ rằng ủng hộ như vậy sẽ không đến tận tay người nghèo. Năm nay, cấp xã, xóm trực tiếp đi vận động, ủng hộ vào qũy và trực tiếp trao quà cho các hộ ngay tại địa bàn cư trú. Đồng thời để doanh nghiệp, tổ chức xã hội đến tận hộ nghèo trao quà. Cách làm này huy động đã được nhiều doanh nghiệp, nhà tài trợ chung tay giúp đỡ hộ nghèo hơn. Họ thấy được sự giúp đỡ của mình có ý nghĩa xã hội hơn. 

 

 

 

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục