Mỗi ngày, ông Vinh đạp xe khoảng 40 km khắp thành phố để thu mua phế liệu.

Mỗi ngày, ông Vinh đạp xe khoảng 40 km khắp thành phố để thu mua phế liệu.

(HBĐT) - Những cơn mưa phùn lất phất đọng lại từng giọt trên những cánh đào nở sớm báo hiệu một mùa xuân mới sắp về. Mọi người đều tất bật với những công việc cuối năm để đón xuân hạnh phúc bên gia đình, bạn bè… Hòa trong nhịp sống hối hả đó là những người lao động nghèo xa quê. Họ cũng đang miệt mài làm việc nhưng có lẽ mùa xuân đến với họ muộn hơn, bởi họ mong muốn có thể làm được gì đó nhiều hơn, dù chỉ là một bộ quần áo mới cho con trẻ chốn quê nhà.

 

Dù là những người lao động nghèo, chủ yếu làm những nghề phổ thông nhưng họ luôn luôn vui vẻ, cố gắng trong công việc. Vì thế, họ dành được tình cảm yêu quý của những người dân bản địa và coi đây như quê hương thứ hai của mình.

 

6 giờ sáng, khi mà nhiều người còn chìm trong giấc ngủ, ngại ngần trước cái rét 15, 160C thì chị Loan đã đẩy chiếc xe hàng rong ra khỏi cái phòng trọ của mình để giữ ý cho bà con cùng khu xóm, phải đi xa chị mới mở nhạc. Cái xe hàng của chị có đến hơn 50 mặt hàng các loại, bán đủ thứ từ đồ chơi trẻ em đến đồ dùng của người lớn. Ở cái tuổi gần 40 nhưng sương gió cuộc đời làm chị Loan trông già hơn. Quê chị ở Hưng Yên, 4, 5 chị em cùng quê rủ nhau lên đây làm cái nghề, thấm thoắt cũng đã chục năm trời. Mấy chị em cùng thuê trọ ở khu trọ cuối chợ đường đất. Thời gian làm việc của chị bắt đầu từ 6h sáng cho đến tối mịt, bữa trưa tiện đâu ăn đấy, còn bữa tối mới nấu và ăn chung với nhau. Tiền phòng 550.000 đồng/tháng. Chị Loan chia sẻ: Làm cái nghề này vất vả lắm, đi bộ mỏi chân khắp các ngõ ngách, ngày nào may mắn bán được trên 100.000đồng. Khi nào gần hết hàng lại về quê lấy. Mấy chị em thường đùa nhau, nếu có cuộc thi đi bộ sẽ đăng ký tham gia và chắc chắn sẽ được giải. Nhưng càng ngày càng nhiều người đi bán hàng rong như chị, có lẽ cũng không đi bán hàng được lâu nữa nhưng còn làm được thì chị vẫn cố vì ở quê, người chồng chị ốm yếu bệnh tật và 2 con nhỏ đang ăn học mà kinh tế không có gì là khá giả. Hơn nữa, các nơi chị đi bán hàng đều đã quen biết, mọi người coi chị như người nhà, vì vậy cũng bớt buồn và cô độc giữa nơi đất khách, quê người.

 

            

Hàng ngày, chị Loan rong ruổi khắp các ngõ xóm trên địa bàn thành phố để bán hàng.

 

Cùng với chiếc xe đạp cũ, chiếc loa đài cất lên: “Ai nhôm đồng sắt vụ, giấy vụn bán đê”, ông Vinh, quê ở Hải Dương cũng gắn bó với Hoà Bình tròn 15 năm. Công việc hàng ngày của ông là đi các ngõ xóm thu mua nhôm đồng, sắt vụn, giấy vụn… Hơn 50 tuổi và 15 năm gắn bó với mảnh đất Hoà Bình, cho đến giờ nhiều người biết đến ông là một người lao động vui tính, trách nhiệm, uy tín với công việc và được rất nhiều người quý mến. Gặp ông Vinh vào một buổi chiều cuối đông sau một ngày làm việc vất vả, ông tâm sự: làm nghề này vất vả lắm, cứ như đánh bạc vậy, có ngày chẳng thu mua được gì, mỗi ngày cứ đạp xe ít nhất là 40 km, rong ruổi khắp nơi trong thành phố. Vui nhất là ngày gặp được “món hời” như có nhà nào đó xây hoặc sửa nhà, họ có rất nhiều phế liệu cần bán. Không những thế ông lại được chủ nhà thuê chân dọn dẹp, bốc vác. Có những lần nhiều việc quên cả ăn trưa, làm xong cho người ta cũng đã xế chiều rồi nhưng có việc mà làm như vậy vẫn làm được. Rít điếu thuốc lào thật sâu và nhâm nhi chén chè đặc đúng “chất” của những người lao động nghèo, ông tâm sự tiếp: vất vả là vậy nhưng thu nhập cũng không cao, sống xa nhà nên chi phí ăn, ở cũng tốn kém, khi nào  ốm đau nữa là hết sạch tiền. Những ngày đầu còn định về quê với mảnh ruộng và vườn vải thiều nhưng càng làm việc càng thấy yêu mảnh đất, con người Hoà Bình bởi tình cảm của người dân nơi đây dành cho những người lao động xa xứ, trong đó có ông…

 

Đó chỉ là 2 trong nhiều người con nơi quê xa tìm tới mảnh đất Hoà Bình làm ăn, sinh sống. Họ là những người lao động nghèo quanh năm bươn chải với cái nghề đã lựa chọn và mảnh đất để dừng chân. Một năm vất vả với nhiều lo toan cho cuộc sống, cùng với sự cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Với họ, mùa xuân thật nhiều ý nghĩa.

 

Rong ruổi qua những con đường thân quen trong thành phố, tôi cứ nghĩ mãi về tâm sự của ông Vinh: nhớ vợ con lắm, cảm giác về nhà đón mùa xuân thật ấm áp, cả nhà quây quần bên mâm cơm với mùi thơm của thịt, của đỗ trong chiếc bánh chưng, mùi thơm nồng của chén rượu quê, sự hỉ hả của anh em, họ hàng trong dịp Tết đến xuân về… Cứ nghĩ đến mà chiếc ba lô của chú như nặng trĩu, chú đạp xe thật nhanh ra bến để kịp bắt chuyến xe cuối cùng về Hải Dương.

 

Với mọi người, mùa xuân bắt đầu từ khi nào? Còn với những người lao động nghèo xa quê, không kịp dọn dẹp trang trí nhà cửa, không kịp tự tay gói và thức thâu đêm với nồi bánh chưng, không kịp chọn cành đào tươi thắm và là hành khách cuối cùng trong năm của chuyến xe đường dài, xuân đến với họ muộn hơn.

 

 

                                                         Hải Linh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục