Cán bộ Bệnh viện Đa khoa Tân Lạc khám - điều trị cho bệnh nhân tham gia BHYT.

Cán bộ Bệnh viện Đa khoa Tân Lạc khám - điều trị cho bệnh nhân tham gia BHYT.

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác BHYT trên địa bàn huyện Tân Lạc đã đạt được những kết quả quan trọng. Số người tham gia BHYT ngày càng tăng, diện bao phủ BHYT ngày càng rộng. Nếu như năm 2011, toàn huyện mới có trên 60% dân số tham gia thì đến nay đã có trên 96,1% dân số tham gia BHYT. Hiện nay, huyện đang triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

 

Những ngày đầu mùa hè, số bệnh nhân phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc đông hơn. Khu giám định thẻ BHYT chật cứng người làm thủ tục. Bệnh nhân Đào Xuân Thịnh năm nay đã 72 tuổi trú tại xã Gia Mô chia sẻ: Tuổi đã cao, tôi lại mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường nên thường xuyên phải vào điều trị tại viện. Không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ hay cấp phát tôi đã tự nguyện mua thẻ BHYT cách đây 2 năm. Tham gia BHYT, mỗi khi đau ốm, tôi đến ngay các cơ sở để khám và điều trị bệnh, gia đình cũng bớt được khoản chi phí khá lớn. Anh Đinh Văn Kiên, y sỹ Bệnh viện Đa khoa Tân Lạc cho biết: Là người thường xuyên chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, tôi chứng kiến nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau phải vào bệnh viện mà không có thẻ BHYT chi phí tốn kém lắm. Nếu mỗi người dân đều có ý thức cộng đồng chia sẻ sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt đối với những người phải điều trị dài ngày, tốn kém.

 

Ông Đinh Duy Kiên, Giám đốc BHXH Tân Lạc cho biết: Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, thời gian qua, huyện tập trung thực hiện Chỉ thị số 05- CT/HU ngày 5/9/2011 của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác BHYT trong tình hình mới. BHXH huyện tổ chức tuyên truyền thường xuyên các chủ trương BHYT trên các phương tiện thông tiện đại chúng, phát tờ rơi đến các xã, thôn, xóm. Từ đó tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức trong cộng đồng dân cư về BHYT. Cùng với đó, BHXH huyện phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong huyện rà soát các loại đối tượng để tiếp tục đề nghị cấp thẻ bổ sung theo quy định. Đôn đốc các đơn vị tham gia thu nộp kịp thời đảm bảo số thu cho nguồn quỹ BHYT. Tổ chức rà soát thông tin trên thẻ, đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ trong quá trình phát sinh nhu cầu khám- chữa bệnh, đảm bảo quy trình cấp thẻ theo quy định. Thực hiện giám định BHYT, đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám- chữa bệnh. Các cơ sở khám- chữa bệnh cũng được đầu tư bằng nhiều nguồn kinh phí, trong đó có kinh phí bằng BHYT nên máy móc, trang thiết bị được nâng cấp hiện đại từng bước đáp ứng nhu cầu khám- chữa bệnh và CSSK nhân dân. Việc khám- chữa bệnh bằng thẻ BHYT đến tận các trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho nhân dân, góp phần làm giảm tình trạng quá tải tại các cơ sở khám- chữa bệnh tuyến trên. Bên cạnh đó, cấp thẻ BHYT cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ nên so với năm 2011, năm 2012, tỷ lệ người dân có thẻ BHYT trên địa bàn toàn huyện tăng nhanh đáng kể. Theo số liệu thống kê của BHXH huyện Tân Lạc, tổng dân số của huyện có 82.456 người. Trong đó, số người nghèo có 26.433 người, 14.003 người cận nghèo. Nhân dân chưa tham gia BHYT 3.148 người. Đến nay đã có 79.308 người tham gia BHYT, đạt trên 96,18% dân số. Trong đó, đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc 3.339 người; đối tượng người nghèo 26.433 người; dân tộc thiểu số 31.676 người; hưu trí, người có công 5.637 người; trẻ em dưới 6 tuổi 8.257 người; đối tượng BHYT tự nguyện 1.681 người; HSSV 2.285 người.

 

Theo ông Kiên, trong quá trình thực hiện BHYT toàn dân, huyện cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Trong công tác triển khai mở rộng đối tượng, hộ gia đình cận nghèo chưa được triển khai mua thẻ BHYT mà theo Luật BHYT đối tượng này đã được Nhà nước hỗ trợ tới 70% kinh phí mua thẻ. Đối tượng nhân dân tỷ lệ tham gia còn rất hạn chế, chưa phân loại được đối tượng có mức sống trung bình để có cơ sở đề nghị NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách BHYT còn hạn chế, chưa hiểu được tầm quan trọng của chính sách này. Bên cạnh đó, mặc dù khám- chữa bệnh bằng BHYT đã triển khai đến 24/24 trạm y tế xã, thị trấn nhưng còn nhiều hạn chế do các trạm y tế còn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn. Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT tại một số cơ sở khám- chữa bệnh vẫn diễn ra khá phức tạp. Công tác tuyên truyền đã có nhiều tích cực nhưng chưa thực sự sâu rộng và thường xuyên dẫn đến hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Trong thời gian tới, để giữ vững và tiếp tục nâng số người tham gia BHYT phấn đấu đến năm 2014 có 100% người dân có thẻ, huyện đang đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05- CT/HU của Huyện ủy Tân Lạc về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác BHYT trong tình hình mới. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự chuyển biến trong nhận thức đối với các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền sẽ đi sâu vào nội dung cụ thể, thiết thực phù hợp với từng tầng lớp nhân dân, nhất là đối tượng nông dân, người cận nghèo, HSSV chủ sử dụng lao động… để nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT.

 

                                                                            Hương Lan

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục