Cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh kiểm tra mẫu thuốc tân dược.
(HBĐT) - “Ngành Y tế cần phối hợp tốt với các cấp và đơn vị chức năng tăng cường công tác QLNN về y tế. Trong đó có lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân (YDTN), nhất là việc mua bán các thuốc phải kê đơn, thuốc kém chất lượng, giá thuốc.” – Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở Y tế mới đây. Quan điểm của tỉnh là khuyến khích phát triển hệ thống YDTN nhưng để hoạt động của hệ thống này đi vào khuôn khổ cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương với ngành Y tế.
Bà Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề YDTN (Sở Y tế) cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 628 cơ sở hành nghề YDTN. Trong đó, hành nghề y 136 cơ sở, hành nghề YHCT 56 cơ sở; hành nghề dược 436 cơ sở. Những năm qua, hệ thống YDTN trên địa bàn tỉnh phát triển cả số lượng và chất lượng, góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân nhân, giảm tải cho các bệnh viện công lập. Hiện nay, hồ sơ xin cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng, hứa hẹn trong thời gian tới sẽ có những cơ sở YDTN mới, tạo thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận tiện cho người dân. Không phải đợi lâu, thái độ phục vụ niềm nở, nhiều cơ sở trang bị các máy móc hiện đại… là những ưu điểm của hệ thống YDTN. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hệ thống này bộc lộ không ít lỗi cần chấn chỉnh. Các lỗi chủ yếu là: quảng cáo quá khả năng; vệ sinh không đảm bảo; chậm làm thủ tục gia hạn; không ghi đầy đủ sổ sách theo dõi bệnh nhân; không niêm yết giá dịch vụ, giá thuốc; tích trữ thuốc quá hạn; vừa kê đơn, vừa bán thuốc; hoạt động sai địa chỉ đăng ký… Đáng lưu ý là vẫn tiếp diễn tình trạng không có giấy phép hành nghề y vẫn khám bệnh, kê đơn. Cụ thể như trường hợp của ông Đại ở tổ 1A, phường Tân Thịnh (TPHB). Cơ sở này đã từng bị thanh tra Sở Y tế xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng, đình chỉ hoạt động và yêu cầu chủ cơ sở phải đến làm thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay, Sở Y tế vẫn chưa nhận được hồ sơ đăng ký và cơ sở vẫn khám bệnh bình thường. Ngoài ra, một số cơ sở chăm sóc răng miệng trên địa bàn TPHB cũng cố tình phớt lờ các quy định của pháp luật.
Một vấn đề đáng quan tâm, lo ngại nữa là tình trạng các cơ sở hành nghề dược tư nhân tự ý bán thuốc cho người dân mà không có đơn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh, dịch truyền và các thuốc biệt dược… theo quy định phải có đơn mới được bán. Người bán chạy theo lợi nhuận, không ít người dân lại thiếu hiểu biết hoặc nhận thức chưa đầy đủ. Bên cạnh những tác dụng dược lý trong điều trị bệnh, hầu như thuốc nào cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Lời khuyên của bác sĩ là khi bị bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo đơn đã kê. Không nên tự ý kể bệnh ở hiệu thuốc rồi mua thuốc uống. Đã có trường hợp anh Nguyễn Văn Thực ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) khi bị nhức đầu tự đến quầy dược gần nhà mua thuốc uống đã bị phản ứng phù khắp người phải đến bệnh viện cấp cứu. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc trong năm 2012 cũng đã phát hiện 8 mẫu thuốc không đạt chất lượng và 2 mẫu thuốc giả.
Để từng nước đưa hoạt động YDTN đi vào nề nếp, năm 2012, Sở đã phối hợp thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh - kiểm tra 165 cơ sở hành nghề YDTN. Số cơ sở vi phạm chiếm 38% (63 cơ sở) với số tiền xử phạt 107,3 triệu đồng. Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến hết năm 2013 phải hoàn thành việc cấp phép hành nghề cho các cơ sở YDTN. Để thực hiện yêu cầu này Sở Y tế đã tổ chức tập huấn cho các đối tượng hành nghề và thông báo công khai quy trình trên website của ngành. Song, khó khăn hiện nay là cán bộ cấp Sở chỉ có 2 người trong khi số cơ sở ngày càng tăng, vi phạm nhiều, những người hành nghề YDTN mới tiếp cận Luật KCB. Nếu địa phương không vào cuộc tích cực, không thể kiểm soát hết được các cơ sở. Phân cấp quản lý đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của địa phương nhưng thực tế việc quản lý chưa sâu sát hoặc còn nể nang. Vì vậy, theo trưởng phòng quản lý hành nghề YDTN Lê Thị Thanh Hòa rất cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền các địa phương cũng như người dân để việc KCB tại các cơ sở y, dược ngoài công lập đi vào khuôn khổ.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 22/5, lãnh đạo huyện Đà Bắc đã đến thăm hỏi, động viên gia đình anh Lường Văn Minh, xóm Sơn Lập - xã Cao Sơn – huyện Đà Bắc, là chồng của nạn nhân Lường Thị Thảo (sinh năm 1990) bị sét đánh gây tử vong trong trận mưa, lốc xảy ra ngày 17/5 vừa qua.
(HBĐT) - Từ ngày 20 – 24/5, huyện Lạc thủy đã mở lớp tập huấn phòng, chống bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1 và cúm A/H7N9 cho 260 cán bộ các trạm y tế xã, thị trấn và y tế các thôn bản trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng chúng tôi tổ chức 2-3 chuyến đi về với cơ sở (các xã, thị trấn) để khảo sát, nắm tình hình các đối tượng là nạn nhân chất độc da cam. Cố gắng đến hết tháng 4 này sẽ tập hợp được hết số nạn nhân có hoàn cảnh thương tâm hoặc có cuộc sống đặc biệt khó khăn để kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có lòng hảo tâm và cộng đồng xã hội giúp đỡ. Đó là những lời chia sẻ của ông Phạm Anh Thi, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc màu da cam huyện Tân Lạc về công việc mà ông và đồng sự đang làm với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
(HBĐT) - Ngày 21/5, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Đà Bắc phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ thị trấn Đà Bắc tổ chức lễ ra mắt mô hình câu lạc bộ “Phụ nữ Tự tin -Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.
(HBĐT) - Ngày 21/5, tại Trung tâm Thương mại AP Plaza, Công ty BHNT Prudential Việt Nam đã tổ chức hội thảo giới thiệu dòng sản phẩm Phú – Toàn gia an phúc tới đông đảo khách hàng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
(HBĐT) - Theo thông tin từ BCĐ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm huyện Lạc Thủy, tính đến cuối tháng 5, trên địa bàn huyện không phát hiện thêm ca bệnh cúm A/H1N1 nào kể từ chùm ca bệnh phát hiện vào tháng 4.