Giao lưu truyền thông sức khoẻ sinh sản vị thành niên được tổ chức tại các nhà trường là hoạt động có ý nghĩa tích cực nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản, giới tính cho trẻ. Ảnh chụp tại trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hoà Bình).

Giao lưu truyền thông sức khoẻ sinh sản vị thành niên được tổ chức tại các nhà trường là hoạt động có ý nghĩa tích cực nhằm nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản, giới tính cho trẻ. Ảnh chụp tại trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hoà Bình).

(HBĐT) - Tại diễn đàn sự tham gia của VTN/TN và tiếp cận dịch vụ CSSKSS VTN/TN được tổ chức tại tỉnh ta vừa qua, nhiều số liệu khi được các chuyên gia cung cấp đã khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi: Nếu không chú trọng ngay đến vấn đề giáo dục giới tính, chất lượng dân số trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

 

Chiếm 29,8% dân số, chiếm 34% lao động ở khắp các lĩnh vực công tác của xã hội, tuy nhiên, nhiều thanh niên hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề CSSKSS, trong khi đó, đây lại là vấn đề quyết định đến chất lượng dân số của đất nước trong tương lai. Tỷ lệ chưa được đáp ứng các vấn đề về CSSKSS vẫn khá cao: có tới 34,3% thanh niên độc thân quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn; nhu cầu chưa được đáp ứng về các biện pháp tránh thai của thanh niên độ tuổi 15- 19 là 35,4%, độ tuổi 20- 24 là 34,6%; 74,2% chưa được đáp ứng về gói dịch vụ chăm sóc trước sinh toàn diện... dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ trẻ VTN/TN có thai ngoài ý muốn, tử vong, bệnh tật. Đây là những con số biết nói cho thấy: vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản, giáo dục giới tính chưa được đặt ở vị trí hàng đầu.

 

Là một công chức Nhà nước, chị M. được đánh giá là khéo léo, hiểu biết xã hội, tư tưởng khá hiện đại. Tuy nhiên, khi phát hiện lá thư của con trai viết gửi cho bạn gái cùng lớp với nội dung bày tỏ tình cảm, chị không những đã đánh con, mang thư mách cô giáo mà còn đem chuyện kể cho nhiều bạn bè, hàng xóm. Không phải là trường hợp hy hữu, nhiều bậc phụ huynh chọn cách ứng xử như chị M. khi phát hiện những tình cảm sớm nảy nở với bạn khác giới của con trẻ. Vẫn có nhiều phụ huynh giữ quan điểm không vẽ đường cho hươu chạy, không ủng hộ giáo dục giới tính trong nhà trường, lảng tránh trả lời những thắc mắc của con về giới tính, tình bạn, tình yêu với suy nghĩ lớn lên trẻ sẽ tự hiểu, còn biết sớm hư sớm. Hầu hết những người có quan điểm trên đều đánh đồng giáo dục giới tính với việc nói với trẻ về tình dục, về các biện pháp phòng tránh thai.

 

Chị Nguyễn Thu Hà, Trưởng Ban TTN, trường học Tỉnh đoàn cho biết: Thật ra, giáo dục giới tính là giáo dục làm người, giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình, sống chan hoà với người khác giới và cùng giới. Trên hết, mục tiêu của giáo dục giới tính là dạy trẻ biết quý giá trị bản thân, từ đó biết tôn trọng mọi người, dù họ là ai. Nếu trẻ nhận ra giá trị bản thân, trẻ sẽ không dễ dàng chấp nhận sự xâm hại từ người khác lên cơ thể mình. Nhiều trẻ từng lỡ lầm đến mức phải bỏ thai, bỏ con do đã bị người lớn xâm hại hoặc bị chính bạn trai xâm hại mà không biết cách phòng tránh, không biết nghệ thuật từ chối... Trẻ nam khi biết tôn trọng thân thể người khác, biết quý trọng giá trị con người sẽ không yêu cho vui hay đòi hỏi bạn gái chuyện tình dục. Khi các em biết trân trọng con người, các em sẽ dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình, nếu lỡ có con sẽ nâng niu và nuôi dưỡng mầm sống đó dù khó khăn đến đâu. Xuất phát từ thực tế đó, hàng năm, Ban TTN, trường học Tỉnh đoàn đều có hướng dẫn gửi đến các huyện, thành đoàn, từ đó triển khai đến các cơ sở đoàn, đoàn trường, đẩy mạnh truyền thông về giáo dục giới tính, CSSKSS VTN/TN... Trong năm 2013, toàn tỉnh đã tổ chức được hàng trăm cuộc với hàng vạn lượt ĐV-TN được tham gia thụ hưởng. Chị Hà khẳng định thêm: Chưa có con số chính xác về hiệu quả những chương trình truyền thông đó mang lại, song thông qua đó, chắc chắn đã đến nhiều hơn những hiểu biết cho các em về chính cơ thể mình và các vấn đề giới tính, ứng xử với bạn khác giới. Tuy nhiên, giáo dục giới tính cần lắm sự vào cuộc của gia đình các em, bởi cha mẹ chính là những người bạn gần gũi, đáng tin cậy nhất của trẻ.

 

 

                                                                      Hải Yến            

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục