Lâu nay, tâm lý chung của người uống rượu là rượu tự nấu, rượu quê, đặc biệt là rượu từ các làng nghề truyền thống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, quan niệm đó chỉ mang tính cảm tính, thực tế hoàn toàn không phải như vậy

Rượu quê, rượu tự nấu và tiềm thức chưa hẳn đã đúng.

Bà Nguyễn Thị Loan( Phó chủ nhiệm một HTX rượu ở Hà Tĩnh) cho biết, tâm lý chung của người tiêu dùng vẫn thích các loại rượu được chung cất từ gạo nếp theo cách nấu truyền thống. Để có một nồi rượu quê theo đúng nghĩa, người nấu rượu phải trải qua các công đoạn nấu gạo thành cơm, rồi trải ra bạt cho nguội, sau đó nghiền men viên thành bột và rắc lên, cho vào thùng kín ủ khoảng 3 ngày để cơm lên men, sau đó lại đổ nước vào ủ tiếp trong vòng 21 ngày rồi mới đưa ra chưng cất.

Phần lớn các hộ dân tại nhiều làng nghề, hoặc tự phát nhỏ lẻ nấu rượu và tự bán ra thị trường trong và ngoài địa bàn sinh sống.

Chị Hà ( chủ một cơ sở sản xuất rượu tự nấu tại Hà Tĩnh) cho biết, hiện nay men rượu được bày bán ở khắp nơi, từ chợ quê đến chợ tỉnh hay các quán tạp hóa ven đều có đầy đủ các loại men với tên gọi, giá cả khác nhau. Chọn men nấu rượu là công đoạn quan trọng đầu tiên để cho ra một sản phẩm rượu quê ngon và không bị đau đầu. Men viên dùng để ủ rượu được làm kỳ công từ gạo tẻ xay và bột thuốc Bắc với liều lượng cụ thể. Loại men này cho ra được rượu ngon và không gây đau đầu nhưng lại mất thời gian để tán nhỏ khi ủ cơm, nếu dùng không đúng rất dễ bị hư cơm.

Rượu tự nấu từ góc nhìn chuyên gia
Cả nước hiện có hơn 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh rượu nhưng chỉ khoảng 10% công bố tiêu chuẩn chất lượng ( nguồn: baohaiquan.vn )

Trở lại tiềm thức của phần lớn người Việt, không đâu quý và chất lượng bằng bình rượu được gia chủ tự nấu mời khách.

Cho đến các quán nhậu, nhà hàng khách hàng dễ dàng hỏi mua và uống loại rượu không nhãn mác được chủ quán quảng cáo truyền miệng rượu “quê”. Tất cả rượu được cho sẵn trong chai, khách sử dụng mà không cần để ý đến nhãn mác.

Rượu tự nấu không thể an toàn tuyệt đối

Lâu nay, tâm lý chung của người uống rượu là rượu tự nấu, rượu quê, đặc biệt là rượu từ các làng nghề truyền thống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, theo PGS, TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội, quan niệm đó chỉ mang tính cảm tính, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. “Rượu được sản xuất bằng phương pháp thủ công dù ít hay nhiều đều chứa một phần chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, TS, Thịnh khẳng định. TS. Nấu rượu bằng phương pháp thủ công bao gồm các bước: Lựa chọn nguyên liệu; Quá trình làm mốc lên men, đường hóa; Quá trình lên men biến đường thành rượu và chưng cất. TS. Thịnh cho rằng tất cả những giai đoạn này nếu làm không tốt, không đảm bảo vệ sinh đều có thể làm cho thành phẩm rượu bị nhiễm độc. Nguyên liệu để nấu rượu rất phong phú: gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai, sắn... Mỗi loại nguyên liệu đều mang đến một mùi vị rượu đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, quá trình chọn nguyên liệu không tốt, như nguyên liệu bị ẩm mốc, hay sắn, bản thân nó đã chứa chất độc HCN thì khi nấu rượu rất dễ bị nhiễm độc.

Theo TS. Thịnh, chất lượng quá trình lên men ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu. Quá trình lên men càng kém thì chất lượng rượu càng bị ảnh hưởng và có thể sinh ra rượu độc. Nếu chọn chủng nấm mốc để lên men là màu vàng thì rượu sẽ rất tốt nhưng nếu chủng nấm mốc màu đen và quá trình lên men càng xuất hiện nhiều chất đen thì rượu sẽ càng độc. Chất đen này sản sinh ra độc tố gây đau đầu và đặc biệt là chất methanol. “Uống nhiều rượu chứa methanol có thể gây tử vong hoặc mù mắt. Nếu sau khi uống rượu, người uống cảm thấy đau đầu, chóng mặt đó là biểu hiện của việc bị ngộ độc cấp thấp”, TS. Thịnh cho hay.

“Nấu rượu thủ công đều giống nhau về phương pháp chưng cất đó là chưng cất bằng cái nồi bu rùa. Nồi này rất đơn giản, thô sơ, không có bộ phận tách lọc chất độc. Vì thế nếu quá trình lên men có chứa chất độc, thì mọi chất độc này sẽ bốc hơi vào rượu trong quá trình chưng cất. Như vậy, có thể khẳng định, nấu rượu thủ công không thể có chất lượng tốt, an toàn tuyệt đối. Chỉ có điều nếu người nào biết chọn nguyên liệu tốt và có kinh nghiệm nấu, thì mức độ chứa độc hại ít còn nếu người nấu không có kinh nghiệm, hay dùng men lá thì chất lượng rượu kém, độc tố rất nhiều”, TS. Thịnh cho hay.

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Không chủ quan với bệnh cúm mùa

(HBĐT) - Thời tiết giao mùa xuân hè năm nay diễn biến rất bất thường, tạo điều kiện cho một số bệnh dịch phát triển, đặc biệt là cúm mùa ở các tỉnh miền Bắc. Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian gần đây các ca bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng. Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe trong thời điểm thời tiết giao mùa.

Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức PATH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng năm 2022; triển khai kế hoạch năm 2023 khu vực miền Bắc; thúc đẩy loại trừ sốt rét tại Việt Nam.

Khó khăn về thuốc, trang thiết bị được tháo gỡ, bệnh viện không được để bệnh nhân đi mua

Ngày 21/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ Y tế và các bệnh viện Trung ương đầu ngành trực thuộc Bộ nhằm rà soát việc triển khai thực hiện Nghị định số 07/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.

Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh luôn bám sát các phong trào của tổ chức Đoàn cấp trên. Trên cơ sở đó phát động phong trào phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị. Ngay từ những tháng đầu năm nay, Ban Chấp hành Đoàn đã phối hợp Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh triển khai hoạt động hưởng ứng lễ ra quân Tháng Thanh niên năm 2023 tổ chức tại trạm y tế xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Đoàn Thanh niên BVĐK tỉnh đã cử 7 đoàn viên là các y, bác sỹ cùng trang thiết bị y tế tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho 150 người dân trên địa bàn. Trong chương trình, đoàn đã cấp phát thuốc miễn phí cho người dân.

Tập trung cứu chữa các ca ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua tại Quảng Nam

Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa bệnh nhân ngộ độc đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam.

Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục