Các thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh hiệu quả điều trị các thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần nắm được các nguy cơ này để phòng, hoặc hạn chế các tai biến do thuốc gây ra…

Thuốc giảm đau paracetamol

Paracetamol (acetaminophen) là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Thuốc không được dùng cho người bệnh nhiều lần bị thiếu máu hoặc có bệnh nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan; Người bệnh quá mẫn với paracetamol; Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase...

Ở liều điều trị, paracetamol tương đối không độc. Tuy nhiên, đôi khi người dùng gặp những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay, Những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ ít khi xảy ra. Thuốc có thể gây độc cho gan (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài). Việc uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của thuốc (nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc).

Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có ý kiến của thầy thuốc, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị có giám sát bởi thầy thuốc.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh cơ-xương-khớp như viêm khớp, bệnh gút, thoái hoá khớp, viêm cơ… Cần lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng (viêm, đau) mà không chữa được nguyên nhân gây bệnh nên bên cạnh chữa triệu chứng phải tìm nguyên nhân để điều trị.

Tác dụng của thuốc là ức chế cyclo-oxygenase nên ức chế tổng hợp prostaglandin nên làm giảm đau và viêm. Một số thuốc thường dùng bao gồm ibuprofen, indometacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, ketoprofen hay parecoxib, celecoxib, rofecoxib…

Tuy nhiên, mỗi NSAID là một chất hóa học khác nhau, và mỗi người lại có đáp ứng khác nhau với thuốc. Có những người bệnh đáp ứng bất cứ một thuốc NSAID nào, nhưng lại có những người có thể không đáp ứng với một thuốc này nhưng lại đáp ứng với một thuốc kia. Sự khác nhau giữa các thuốc NSAID chủ yếu là tỷ lệ và các biểu hiện của tác dụng không mong muốn.

Các tác dụng phụ của NSAID có thể từ nhẹ như kích ứng dạ dày đến nghiêm trọng bao gồm cả viêm loét, chảy máu và thủng dạ dày và ruột (nên người từ 65 tuổi trở lên, cũng như những người có tiền sử loét hoặc xuất huyết tiêu hóa, nên sử dụng NSAID một cách thận trọng).

Trong khi sử dụng thuốc nếu thấy có các biểu hiện sau đây thì phải ngừng thuốc ngay và báo cho thày thuốc biết. Đó là, dị ứng, ngứa mẩn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội (thủng dạ dày), chảy máu cam, chân răng, dưới da, lên cơn hen, choáng váng, chóng mặt… Khi dùng thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài, phải theo dõi chặt chẽ, phát hiện các tác dụng phụ, tai biến để kịp thời xử trí.

Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cũng đã cảnh báo, việc sử dụng lâu dài của các thuốc NSAID, hoặc sử dụng bởi những người có bệnh tim, có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là lựa chọn thuốc cho là an toàn nhất và hiệu quả nhất trong từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới tương tác giữa NSAID và các thuốc điều trị bệnh khác khi dùng cùng, vì NSAID có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc đó. Vì vậy, cần thông báo cho bác sĩ, hoặc dược sĩ về các thuốc đang dùng trước khi dùng NSAID để tránh những tương tác bất lợi cho người bệnh.

Cũng cần lưu ý thêm, hầu hết các thuốc chống viêm, giảm đau đều có ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc tiêu hoá, chức năng gan, thận và đông máu, do đó không dùng thuốc cho các đối tượng sau: loét dạ dày, tá tràng đang tiến triển, tiền sử hen phế quản, hiện tại đang có xuất huyết, suy thận, suy gan nặng. Không dùng cho trẻ < 6 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú.

Một số thuốc dạng kem, mỡ, gel hoặc thuốc dán dùng ngoài da (bôi hoặc dán vào chỗ đau) có chứa các chất có tác dụng giảm đau, viêm như salicylat, capsaicin, tinh dầu hoặc một số loại kháng viêm không steroid… cũng có tác dụng giảm đau, viêm trong một số trường hợp nhẹ và vừa và thích hợp với những người không dùng được thuốc giảm đau theo đường uống.

Nhóm kháng viêm corticoid

Do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch nên nhóm kháng viêm corticoid như prednisolon, cortisone, solumedrol, và hydrocortisone... được sử dụng để điều trị nhiều bệnh thấp khớp. Thuốc có thể được dùng dưới dạng uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm đau hoặc có thể được dùng dưới dạng kem bôi da. Đây là các thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, nhanh nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên phải được dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào chẩn đoán bệnh trên từng bệnh nhân cụ thể. Khi cần ngừng thuốc phải giảm liều từ từ, bệnh nhân không nên ngừng dùng thuốc đột ngột.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như tăng sự thèm ăn, tăng cân... thường dừng lại khi ngưng thuốc. Khi sử dụng lâu dài có thể gây rạn da, loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm trùng và đục thủy tinh thể...

Cho đến nay, các corticoid vẫn là một nhóm thuốc quan trọng có phạm vi áp dụng điều trị rộng rãi. Để sử dụng an toàn và hiệu quả nhóm thuốc này, việc quan trọng là không tự dùng thuốc, hạn chế đến mức tối đa việc chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Khi bắt buộc phải dùng thì nên sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất. Không được sử dụng các chế phẩm có chứa corticoid khi bị nhiễm nấm hoặc virus. Phải theo dõi điều trị và theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong và cả sau khi điều trị dài ngày, áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Có thể nói rằng trong dùng thuốc nói chung và các thuốc giảm đau, chống viêm các bệnh xương khớp nói riêng, người bệnh cần hiểu rõ về thuốc mình sử dụng và những tác dụng phụ có thể xảy ra do dùng thuốc để có biện pháp dự phòng, khắc phục, hạn chế thấp nhất tai biến do thuốc gây ra cho người dùng.

 

                                                      Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Trạm y tế xã Liên Hòa (Lạc Thủy) tư vấn sức khỏe cho nhân dân.
Thông qua hoạt động chốt kiểm dịch xã Yên Mông, việc vận chuyển gia súc từ ngoài vào thành phố Hòa Bình được kiểm soát chặt.
ĐV-TN xã Tân Thành trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền về tác hại của ma tuý .

Nâng cao hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé Bùi Thanh H. ở TP Hoà Bình. Nhận thông tin từ các bác sỹ khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc bé đã được ra khỏi chương trình điều trị dự phòng lây nhiễm HIV với kết quả âm tính, niềm vui không giấu nổi hiện lên trong đôi mắt người mẹ trẻ.

Khó khăn trong giải quyết dứt điểm nợ đọng bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng rơi vào thời kỳ khủng hoảng trong SX-KD. Điều đó đã ảnh hưởng đến việc chấp hành đóng BHXH cho người lao động đúng thời hạn, thậm chí nhiều doanh nghiệp không còn khả năng chi trả. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra, tuy nhiên, chế tài chưa đủ nghiêm khắc, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Tìm hiểu chính sách, pháp luật về người cao tuổi

(HBĐT) - Theo Nghi định số 06/2011/NĐ - CP của Chính phủ ngày 14/1/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NCT, Điều 7 quy định về việc chúc thọ, mừng thọ.

Yên Thủy chủ động phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia súc, gia cầm tỉnh vừa có buổi làm việc với huyện Yên Thủy về công tác phòng, chống dịch cúm gia súc gia cầm trên địa bàn huyện.

Tặng trên 1.200 suất quà cho người có công dịp 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 19/KH-UBND về việc tổ chức gặp mặt, động viên, thăm hỏi và tặng quà nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trao xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 26/4, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Sở LĐ, TB & XH, huyện Kỳ Sơn trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Tới dự có đồng chí Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ, TB&XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục