Thông qua hoạt động chốt kiểm dịch xã Yên Mông, việc vận chuyển gia súc từ ngoài vào thành phố Hòa Bình được kiểm soát chặt.

Thông qua hoạt động chốt kiểm dịch xã Yên Mông, việc vận chuyển gia súc từ ngoài vào thành phố Hòa Bình được kiểm soát chặt.

(HBĐT) - Theo Cục Thú y, tính đến ngày 23/4, cả nước không còn tỉnh nào còn dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên có 2 tỉnh, trong đó có huyện Vân Hồ của tỉnh Sơn La gần kề với huyện Mai Châu tỉnh ta đang có ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) tuýp A. Nhằm chủ động ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, xâm nhiễm từ các tỉnh ngoài vào địa bàn, cùng với việc thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng khẩn cấp, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm soát hoạt động lưu thông, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm qua hệ thống chốt kiểm dịch tại 9/11 huyện, thành phố.

 

Thành phố Hòa Bình là một trong những địa bàn có lượng gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc gia cầm từ tỉnh bạn vào nội thành sôi động. Anh Nguyễn Tiến Công – cán bộ tham gia trực chốt kiểm dịch động vật xã Yên Mông cho biết: Bình quân mỗi ngày có khoảng trên, dưới 500 con gà, vịt được vận chuyển qua chốt trước khi được giao cho các chợ, khu vực buôn bán gia cầm. Gia súc được vào lưu thông có kiểm soát qua chốt chủ yếu là lợn, bò với bình quân 50 con/ngày. Tầm từ 4 - 7 giờ sáng, 2 – 3 giờ chiều là thời gian cao điểm gia súc, gia cầm qua chốt. Đây cũng là thời điểm các lực lượng tham gia trực chốt phải thật lưu ý trong vấn đề kiểm soát, kiểm dịch vận chuyển. Việc bố trí, phân công lực lượng trực tại chốt luôn đảm bảo 24/24 giờ, hạn chế tối đa tình trạng để lọt sản phẩm gia cầm bẩn, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch xâm nhập vào địa bàn.

 

Những ngày qua, từ nhận định về mức độ nguy hiểm của dịch cúm gia cầm, các dịch bệnh nguy cơ bùng phát như tai xanh, LMLM trên đàn gia súc, tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời, đồng thời chỉ đạo, yêu cầu các huyện thành lập thêm một số chốt kiểm dịch tăng cường. Đồng chí Lương Thanh Hải – Chi cục Trưởng chi cục Thú y cho biết: Hoạt động của các chốt có vai trò quan trọng ngăn ngừa xâm nhiễm dịch bệnh từ ngoại tỉnh vào nội tỉnh. Ngoài 11 chốt kiểm dịch động vật tạm thời ở 9 huyện, đến nay đã có 3 huyện, thành phố hiện bổ sung thêm chốt kiểm dịch đặt tại các đầu mối giao thông trọng điểm, giáp ranh với các tỉnh khác nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển, xuất, nhập gia súc, gia cầm.

 

Với 3 lực lượng trực chốt chính được phân công túc trực thường xuyên bao gồm Thú y, Công an và Quản lý thị trường, hoạt động vận chuyển nhằm phát hiện, ngăn chặn gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật mắc bệnh vào địa bàn tỉnh tại 14 chốt kiểm dịch được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.  Tính đến thời điểm này, các chốt kiểm dịch đã kiểm soát gần 471 ô tô, trên 2.000 xe máy vận chuyển qua chốt, chủ yếu gia cầm được vận chuyển bằng phương tiện xe máy. Số gia súc, gia cầm đã được kiểm soát qua chốt gồm gần 120 con trâu, bò, 8.700 con lợn và gần 74.500 con gia cầm. Ngoài ra còn kiểm soát gần 4,5 tấn thịt lợn, trâu, bò thành phẩm, 11,4 tấn nội tạng và gần 400 nghìn quả trứng gia cầm. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh ổn định, không xuất hiện ổ dịch LMLM ở trâu, bò, tai xanh ở lợn.

 

                                                                     

 

                                                                   Bùi Minh

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục