Bác sỹ Nguyễn Thị Thoa, Phó khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn sức khỏe cho bà mẹ sau sinh.

Bác sỹ Nguyễn Thị Thoa, Phó khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn sức khỏe cho bà mẹ sau sinh.

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 4 là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của bé Bùi Thanh H. ở TP Hoà Bình. Nhận thông tin từ các bác sỹ khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc bé đã được ra khỏi chương trình điều trị dự phòng lây nhiễm HIV với kết quả âm tính, niềm vui không giấu nổi hiện lên trong đôi mắt người mẹ trẻ.

 

Chị Đinh Thuý M., mẹ cháu H. nhớ lại: Đón niềm vui sắp được làm mẹ cũng là lúc tôi phát hiện ra mình nhiễm HIV từ chồng. Nỗi đau đó tưởng chừng như không thể vượt qua, nhất là khi nghĩ đến đứa bé vừa phôi thai đã có nguy cơ mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Nhờ sự tư vấn của các bác sỹ tại khoa sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tôi đã tham gia chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Sau quãng thời gian thai nghén kiên trì, theo dõi, dự phòng sau sinh, chấp hành nghiêm ngặt các quy định, hướng dẫn của bác sỹ, giờ đây, tôi vui mừng khi biết con mình không nhiễm bệnh”.

 

Trong khuôn khổ dự án  Life-Gap, chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai nhằm giảm thiểu lây nhiễm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có “H”. Tham gia chương trình, các bé được miễn phí về khám, xét nghiệm, sữa, vitamin... Tuy nhiên, với nhận thức không đầy đủ, nhiều cặp vợ chồng từ chối làm xét nghiệm hoặc nếu là đối tượng đã nhiễm “H” thì từ chối tham gia chương trình điều trị dự phòng. Từ thực tế đó, trong suốt năm 2013 và quý I/2014 chỉ có 50% tương đương với khoảng 1.800  bà mẹ mang thai đồng ý xét nghiệm HIV, trong đó có 17 phụ nữ mang thai dương tính với “H” nhưng chỉ có 16 trẻ tham gia điều trị dự phòng, 1 trẻ “mất dấu”. Bác sỹ Nguyễn Thị Thoa, Phó khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khẳng định: Dù các con đường lây truyền HIV từ người này sang người khác đã được xác định rõ nhưng sự lây truyền này vẫn nằm trong vòng khó kiểm soát: tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục thấp; sử dụng chung bơm kim tiêm, vừa hoạt động bán dâm, vừa sử dụng ma túy; vợ - chồng - bạn tình không biết tình trạng HIV của nhau nên không thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm; có thai mới phát hiện bị nhiễm HIV hoặc chủ động có thai khi đã được  xác định nhiễm HIV...  Thực trạng trên dẫn đến ngày càng có nhiều phụ nữ bị nhiễm HIV mang thai, tiếp tục thai kỳ và sinh nở, do đó có nhiều trẻ sinh ra bị phơi nhiễm với HIV. Thực tế đó đòi hỏi việc dự phòng đặc biệt là điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phải được đặt ra một cách bức thiết.

 

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra ở cả 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ mang thai (do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con), 15-20% trong thời kỳ chuyển dạ đẻ (tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người mẹ chứa HIV) và 10% trong thời kỳ cho con bú (sữa mẹ có chứa HIV, núm vú tổn thương có thể chảy máu...). Tiến hành can thiệp sớm và phù hợp là yếu tố then chốt, quyết định tỷ lệ thành công trong điều trị dự phòng cho trẻ phơi nhiễm “H”. Cũng theo bác sỹ Thoa, tỷ lệ trẻ phơi nhiễm sau dự phòng có kết quả âm tính với virus HIV chiếm trên 90%, con số đó cho thấy, các bà mẹ nhiễm “H” không nên bi quan. Việc đứa trẻ có mang bệnh hay không phần nhiều phụ thuộc vào quyết định điều trị dự phòng sớm hay muộn của người mẹ. Hy vọng rằng sẽ có sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành hữu quan nâng cao nhận thức cho phụ nư,ừ đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nhằm hạn chế lây truyền HIV từ mẹ sang con hướng đến mục tiêu “không còn người nhiễm mới HIV”.

 

 

 

                                                                           Hải Yến

 

 

 

Các tin khác

Bảo hiểm xã hội TPHB giải quyết việc đóng BHXH cho người lao động của doanh nghiệp trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trao xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ngày 26/4, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Sở LĐ, TB & XH, huyện Kỳ Sơn trao tặng xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Tới dự có đồng chí Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ, TB&XH.

Thành phố Hòa Bình chủ động ngăn ngừa bênh sởi

(HBĐT) - Tính đến ngày 21/4, toàn tỉnh phát hiện 43 ca nghi mắc sởi, trong đó thành phố Hòa Bình ghi nhận 17 ca. Các ca mắc rải rác trong cộng đồng, đáng chú ý có 1 ca sởi biến chứng.

Xót xa hoàn cảnh bé gái có cha mù, mẹ tâm thần

(HBĐT) - Đến xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (thành phố Hoà Bình) ai cũng biết đến hoàn cảnh đáng thương của gia đình em Bàn Thị Hương - học sinh lớp 4, trường tiểu học Thống Nhất.

Nâng cao nhận thức phòng - chống xâm hại tình dục ở trẻ em

(HBĐT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tân Lạc xôn xao vấn nạn xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em. Những vụ án xảy ra gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh, gia đình, nhà trường và xã hội về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong giai đoạn hiện nay.

Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ vùng cao

(HBĐT) - Tính đến nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở tỉnh ta đang ở mức cao. ở thể nhẹ cân tỷ lệ chiếm 19,5% tổng số lượng trẻ, xếp thứ 49/63 tỉnh, thành phố; ở thể thấp còi chiếm 26,7% số lượng trẻ, xếp thứ 42/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vậy để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trong thời gian tới chúng ta phải làm gì?

Nhà ở xã hội đang được nhiều người dân quan tâm

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp đang gấp rút triển khai xây dựng khu vực bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) thu hút sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Theo đó, nhiều người cho rằng không thích hợp, còn nhiều người đến đăng ký, làm thủ tục mua nhà và lựa trọn căn hộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục