Một dược sỹ trung cấp đang làm việc tại Trạm y tế xã Hào Lý (Đà Bắc).
(HBĐT) - Trong lĩnh vực y tế ở tỉnh ta có một thực tế đang hiện hữu đó là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn trong tình trạng quá tải, bệnh viện cấp huyện, phòng khám đa khoa khu vực... luôn trong cảnh vắng bệnh nhân. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ niềm tin của người bệnh. Họ tin rằng, bệnh viện tuyến trên có cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề cao hơn.
Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở bởi hiện tại, tỉnh ta trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho y tế tuyến cơ sở để đảm đương việc KCB cho nhân dân. Nhằm khắc phục thực trạng này, tỉnh đã xây dựng đề án “Đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010-2020”, được thông qua tại Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND tỉnh. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai, thực hiện, kết quả vẫn ở mức hạn chế.
Mục tiêu của đề án là từ năm 2010-2016 sẽ cử được 285 người là các y sỹ công tác tại tuyến y tế cơ sở (xã, huyện) đi học để đến năm 2020 có thêm 285 bác sỹ tuyến y tế cơ sở. Từ năm 2010 - 2014, cử được 95 người đi đào tạo bác sỹ chính quy theo địa chỉ. Từ năm 2010-2016, cử được 45 dược sỹ trung cấp đang công tác tại tuyến y tế cơ sở đi đào tạo dược sỹ liên thông. Đồng thời, xét chọn 45 người (là học sinh thi trượt đại học khối A đạt điểm sàn và người thi đỗ đại học dược có nguyện vọng tham gia đề án) đi đào tạo dược sỹ chính quy theo địa chỉ. Tổng kinh phí đào tạo dành cho đề án này 27.705 triệu đồng. Các đối tượng tham gia đề án sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí (học phí và đào tạo). Trách nhiệm của người đi học theo đề án là sau khi tốt nghiệp phải trở về tỉnh công tác ít nhất 12 năm với loại hình đào tạo lên thông và 15 năm đối với loại hình đào tạo chính quy theo địa chỉ.
Đề án được ban hành mang theo một sự kỳ vọng lớn của ngành y tế nói riêng, các cấp chính quyền của tỉnh nói chung, tuy vậy qua 4 năm triển khai, thực hiện đã bộc lộ rõ sự bất cập dẫn đến hiệu quả đạt được ở mức thấp. Theo báo cáo của ngành y tế tỉnh, tính đến hết tháng 4, mới cử được 85 người đi đào tạo bác sỹ liên thông theo địa chỉ (đạt 54,83% kế hoạch); cử 27 CB đi đào tạo bác sỹ chính quy theo địa chỉ (đạt 36% kế hoạch); cử 6 CB đi đào tạo dược sỹ liên thông theo địa chỉ đạt (14,28% kế hoạch); cử 4 CB đi đào tạo dược sỹ chính quy theo địa chỉ (đạt 13,33% kế hoạch); dược sỹ đại học diện cử tuyển 11 người (đạt 44% kế hoạch); bác sỹ cử tuyển được 64 người (vượt kế hoạch). Những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, thực hiện đã được Sở Y tế phân tích nêu rõ: Theo đề án 151, hàng năm, tỉnh cần lựa chọn một số thí sinh không thi đỗ đại học nhưng có điểm thi đạt điểm sàn trở lên do Bộ GD &ĐT công bố để gửi các thí sinh đi học tại các trường đại học y, dược. Tuy nhiên, trên thực tế, Bộ GD &ĐT và các trường đại học dược không tuyển những đối tượng này vào học chính thức tại trường. Bên cạnh đó một số học sinh thi đỗ thẳng vào trường đại học dược lại không muốn tham gia đề án (mặc dù Sở Y tế đã gửi thông báo và đăng báo nội dung này). Đối với loại hình đào tạo liên thông (mỗi năm cần đào tạo 40 y sỹ để trở thành bác sỹ) không đạt vì lý do học viên đi thi không đủ số lượng, thí sinh ôn thi tỷ lệ đỗ không cao. Cụ thể, năm 2013 cử 34 y sỹ đi thi nhưng chỉ có 20 người đỗ.
Thời gian qua, Ban Văn hóa - xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) đã tổ chức khảo sát, giám sát tình hình thực hiện đề án này tại Sở Y tế và một số huyện, nhiều đại biểu đã có ý kiến cho rằng, nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người dân cùng được biết và tham gia. UBND tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ GD &ĐT và các trường đại học dược về việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh. Tổ chức sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện đề án, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tình hình mới. Ngay trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo kết quả 4 năm thực hiện đề án gửi Thường trực HĐND và UBND tỉnh trong đó có đề xuất, kiến nghị mở rộng đối tượng được hưởng đề án (ngoài những người đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở, cần mở rộng thêm đối tượng là CBCCVC của Phòng Y tế các huyện, thành phố và đơn vị y tế tuyến tỉnh); nâng mức hỗ trợ lên 100% kinh phí học và đào tạo cho những người đã được xét chọn đi học theo đề án. Một đề nghị khác nữa là chuyển kinh phí đào tạo của đề án sang chi trả để thu hút các bác sỹ đã tốt nghiệp đại học y, dược chính quy về công tác tại tỉnh.
Những ý kiến phản ánh từ cơ sở cho thấy, cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn tới triển khai, thực hiện đề án để thực hiện thành công nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y tế đảm bảo chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Ngày 8/8, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác y tế năm 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và định hướng kế hoạch năm 2015. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta.
(HBĐT) - Theo BCĐ 09 tỉnh, từ đầu năm đến nay, tiểu ban phòng - chống HIV /AIDS tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin giáo dục, truyền thông, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc, điều trị, tư vấn và giám sát HIV /AIDS/STI trên địa bàn; đã tổ chức tuyền thông cho 5.098 lượt người nghiện chích ma tuý, 1.178 lượt đối tượng bán dâm và tiếp viên nhà hàng, 1.971 lượt người nhiễm HIV /AIDS và gia đình người nhiễm HIV, 18.266 lượt người trong độ tuổi sinh đẻ.
(HBĐT) - Là xã trọng điểm của chương trình quốc gia phòng, chống HIV /AIDS; dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và là 1 trong 6 xã của huyện Cao Phong được tổ chức ChildFund tại Việt Nam tài trợ về lĩnh vực y tế, trong những năm qua, Trạm y tế xã Tây Phong luôn nỗ lực cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT: Tỉnh Hòa Bình có 7 huyện thuộc diện vùng đệm Chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2011-2015 gồm: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Mai Châu. Thực hiện chương trình này, đến nay, các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc đợt I năm 2014 với tổng số 55.300 liều do Trung ương cấp và 55.300 liều đối ứng của tỉnh. Các địa phương cũng đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch LMLM, chú trọng tăng cường hoạt động của các chốt kiểm dịch nhất là tại các địa bàn giáp ranh.
(HBĐT) - Thời gian gần đây ở chợ Nghĩa Phương (Tp Hòa Bình) xuất hiện 2 đến 3 người phụ nữ cứ thấy các bà đi chợ là họ đến gần bảo trông mắt bà thâm thế cháu có loại thuốc em cháu mang từ Lào về bà uống là khỏi. Nguyên nhân của bệnh thâm mắt là do cao huyết áp biến chứng ra…
(HBĐT) - “Nạn nhân” là bà Nguyễn Thị Hóa, 77 tuổi, trú tại xã Bắc Phong (Cao Phong), bệnh nhân điều trị tại Khoa ngoại chấn thương, chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).