Nhà thuốc bệnh viện số 1, nơi nhân viên bán hàng lợi dụng nâng giá gấp gấn 5 lần khi bán cho người nhà bệnh nhân 2 sợi chỉ thép.
(HBĐT) - “Nạn nhân” là bà Nguyễn Thị Hóa, 77 tuổi, trú tại xã Bắc Phong (Cao Phong), bệnh nhân điều trị tại Khoa ngoại chấn thương, chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Do bị gẫy xương cẳng tay và vỡ mỏm khuỷu tay trái, bà Hóa nhập viện và được điều trị từ ngày 19 đến 29/7. Quá trình điều trị, để xử lý các vết thương, bác sỹ Khoa ngoại chấn thương, chỉnh hình đã chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật, kiểm tra vật tư tiêu hao thì phòng phẫu thuật đã hết chỉ thép. Để đảm bảo kịp thời cho ca phẫu thuật, bác sỹ đã kê đơn cho người nhà bệnh nhân tự ra ngoài tìm mua 2 sợi chỉ thép.
Ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp. Nhưng ngay sau đó, người nhà bệnh nhân đã kiến nghị với những người có trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh về việc phải mua 2 sợi chỉ thép giá quá cao, 2,4 triệu đồng/sợi, với tổng số tiền 4, 8 triệu đồng.
Lãnh đạo Khoa ngoại chấn thương, chỉnh hình đã kiểm tra đơn thuốc do bác sỹ điều trị kê còn đầy đủ bút tích của bà Huê, nhân viên bán hàng Nhà thuốc bệnh viện số 1 thuộc Công ty CP y dược An Thái (gần cổng ra vào Bệnh viện đa khoa tỉnh), ghi rõ: “2 sợi chỉ thép x 2,4 triệu đồng = 4,8 triệu đồng”. Khi lãnh đạo Khoa can thiệp, bà Huê đã xin lỗi gia đình bà Hóa với lý do “nhầm lẫn” và trả lại số tiền 3,5 triệu đồng. Như vậy, giá 2 sợi chỉ thép chỉ còn 1,3 triệu đồng.
Qua tìm hiểu thực tế tại các cửa hàng thiết bị y tế khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh, được biết loại chỉ thép có giá cao nhất được bán ra trên thị trường là 500.000 đồng/sợi. Vậy, bà Huê lại “nhầm lẫn” tới 3,5 triệu đồng khi bán cho khách hàng 2 sợi chỉ thép? Nếu người nhà bệnh nhân không thắc mắc, kiến nghị, chắc chắn không ai biết có sự nhầm lẫn đó. Từ sự việc trên, dư luận mong muốn, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Nhà thuốc bệnh viện số 1 thuộc Công ty CP y dược An Thái cần có thái độ nghiêm túc nhằm ngăn chặn không để tình trạng “chặt chém” bệnh nhân tiếp tục tái diễn.
ĐP
(HBĐT) - Những năm gần đây, đàn gia súc, gia cầm nuôi trong dân theo hướng gia trại, trang trại ngày càng tăng mạnh ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Để bảo vệ và phát triển đàn bền vững, công tác phòng bệnh được các hộ chăn nuôi chú trọng, nhất là việc tiêm phòng đàn vật nuôi.
(HBĐT) - Đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin nhằm chủ động phòng - chống dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm, toàn tỉnh đã triển khai các chương trình tiêm định kỳ, tiêm theo Chương trình MTQG và tiêm dịch vụ với tổng cộng gần 2,2 triệu liều vắc xin phòng bệnh các loại. Cụ thể đã cung cấp trên 73.000 liều vắc xin LMLM trâu, bò và gần 99.000 vắc xin THT, 6.000 liều đậu dê, 38.500 liều vắc xin LMLM và vắc xin khác cho đàn lợn, 78.911 liều vắc xin dại cho đàn chó. Đối với đàn gia cầm đã tiêm, nhỏ gần 393.000 liều vắc xin các loại và 1,5 triệu liều vắc xin cúm gia cầm.
(HBĐT) - Thực hiện Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở SXKD vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông - lâm - thủy sản, đến nay, toàn tỉnh đã có 1.787 cơ sở được thống kê, rà soát, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Trong đó, có 953 cơ sở thuộc chuỗi kinh doanh vật tư nông nghiệp, 760 cơ sở thuộc chuỗi SXKD động vật và sản phẩm động vật, 16 cơ sở thuộc chuỗi SXKD thủy sản và sản phẩm thủy sản, 58 cơ sở thuộc chuỗi SXKD thực vật và sản phẩm thực vật.
(HBĐT) - Ngày 30/7, Hội Đông Y TP Hòa Bình tổ chức tập huấn cho hơn 60 hội viên của các cơ sở trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 965/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường công tác phòng, chống và khống chế bệnh dại tỉnh năm 2014.
(HBĐT) - Sáng 29/7, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện thí điểm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên (TCXHTX) thông qua dịch vụ Bưu điện, Bưu cục và triển khai các giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2014.