(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 573 người tàn tật và trẻ mồ côi (NKT và TMC), trong đó có 361 người tàn tật, 164 người bị bệnh thần kinh, 21 trẻ mồ côi, 27 người già cô đơn. Trong những năm qua, cùng với việc thành lập Hội Bảo trợ NKT&TMC huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp NKT&TMC ổn định cuộc sống.

 

Sinh ra trong một gia đình nghèo có bố bị dị tật bẩm sinh, Nguyễn Thị Huyền (xã Trung Sơn – Lương Sơn) cũng không may bị dị tật từ nhỏ, chân tay co quắp, Huyền không thể tự làm được những việc đơn giản nhất cho bản thân. Năm 2008, cả hai anh trai của Huyền đều bị tử nạn do tai nạn mỏ đá chỉ cách nhau có 1 năm. Gánh nặng gia đình vì thế đè lên đôi vai gầy của người chị dâu. Thương bố, thương chị, Huyền xin lên trung tâm BTXH Minh Đức học nghề. Qua 2 tháng học nghề thêu ren, đến nay, Huyền đã tìm được làm ổn định từ nhận hàng về nhà thêu. Ngoài Huyền nhiều bạn nhỏ bị khuyết tật đã được học nghề và ổn định cuộc sống từ các chương trình hỗ trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi do huyện Lương Sơn triển khai phối hợp thực hiện. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã tổ chức được 2 lớp dạy nghề thêu ren và chẻ tăm mành cho hơn 50 NKT và TMC. Sau khi học xong, nhiều người khuyết tật đã được hỗ trợ tạo việc làm tại Trung tâm BTXH Minh Đức với mức thu nhập ổn định từ 1 – 1,5 triệu đồng/ tháng. Huyện đã huy động nhiều chương trình từ thiện để tạo sinh kế cho người khuyết tật như mở lớp dạy xoa bóp, bấm huyệt cho người khiếm thị, phối hợp giới thiệu NKT vào làm việc theo khả năng tại các nhà máy trong KCN Lương Sơn. Ngoài ra, huyện cũng đã hỗ trợ hội người mù tổ chức lớp học chữ nổi brai cho người khiếm thị để giúp họ tự trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, đời sống tinh thần người khiếm thị.

 

Đặc biệt, với việc thành lập Hội Bảo trợ NKT&TMC cấp huyện đầu tiên trong tỉnh đã thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với những người kém may mắn trong xã hội. Bà Nguyễn Thị Thức, Chủ tịch hội NKT&TMC huyện Lương Sơn cho biết: Hội thành lập nhằm huy động mọi nguồn tài trợ, tiềm năng của xã hội, các nhà hảo tâm, tạo điều kiện để giúp đỡ những người tàn tật và trẻ mồ côi hoà nhập cộng đồng. Sau khi đi vào hoạt động, Hội có chức năng tuyên truyền, vận động các tầng lớp xã hội thương yêu, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn; tập hợp, động viên người tàn tật và trẻ mồ côi khắc phục khó khăn, hòa nhập cộng đồng.

 

Sau khi thành lập, Hội đã trở thành cầu nối vận động đưa các nhà hảo tâm đến với người khuyết tật và trẻ mồ côi. Từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động tặng hơn 100 suất quà cho người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn, trẻ mồ côi; phối hợp tổ chức thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt NKT trên địa bàn huyện. Hội cũng đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi quyên góp ủng hộ NKT, giúp NKT hòa nhập cộng đồng.

 

Với những nỗ lực nhằm chung tay góp sức ủng hộ người khuyết tật và trẻ mồ côi, trong năm vừa qua, đời sống NKT trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ gia đình NKT có mức sống bằng mức sống trung bình của người dân địa phương đã được nâng lên; 100% hộ gia đình NKT được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Trong thời gian tới, huyện Lương Sơn phấn đấu 90% số hộ NKT có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương.

 

 

                                                                         P.L

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục