Cán bộ TT DS/KHHGĐ phân loại tài liệu truyền thông cho nhóm đối tượng muốn sinh con trai.

Cán bộ TT DS/KHHGĐ phân loại tài liệu truyền thông cho nhóm đối tượng muốn sinh con trai.

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lương Sơn, 9 tháng qua, toàn huyện có 1.149 trẻ được sinh ra (có 640 bé trai và 509 bé gái). Như vậy, tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện là 126 bé trai /100 bé gái. Trong số những trẻ được sinh ra có 100 trẻ là con thứ 3 trở lên, trong đó có 63 bé trai và 37 bé gái. Điều này có thể nhận thấy, một số người dân vẫn mong muốn và dùng nhiều biện pháp để sinh được con trai. Vấn đề này đang đặt ra cho ngành dân số huyện nhiều thách thức, khó khăn trong công tác DS/KHHGĐ nói chung và ổn định tỷ số giới tính khi sinh nói riêng trên địa bàn.

 

Nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) vẫn là muốn có con trai nối dõi tông đường. Chính từ tư tưởng đó mà một số người dân đã dùng nhiều biện pháp can thiệp để sinh con trai như siêu âm chẩn đoán hình ảnh giới tính thai nhi, uống thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và thậm chí là nạo phá thai. Hậu quả của MCBGTKS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hôn nhân của thế hệ sau này, khi mà thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, gia tăng nạn mại dâm, nam giới khó tìm được bạn đời...

 

Đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lương Sơn cho biết: MCBGTKS diễn ra ở 14/20 xã, thị trấn trên địa bàn. Đặc biệt có những xã tỷ số giới tính cao như Hợp Hòa là 190 bé trai /100 bé gái; xã Long Sơn là 191/100; Cao Răm 185/100; Tiến Sơn 174/100; Nhuận Trạch 158/100...  Trước thực trạng đó, Ban DS/KHHGĐ huyện đã tiến hành điều tra rà soát về tình trạng MCBGTKS tại tất cả các xã, thị trấn. Trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13 của UBND tỉnh về công tác DS /KHHGĐ. Để nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân, hậu quả của MCBGTKS, trung tâm đã mở được 3 hội nghị tuyên truyền, 7 cuộc nói chuyện chuyên đề về dân số và thực trạng MCBGTKS tại các xã có tỷ số giới tính cao. Đồng thời, Ban DS/KHHGĐ huyện đã tổ chức ký cam kết không sinh con thứ 3 trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn toàn huyện, kết quả đã có 77,7% hộ gia đình đã ký. Huyện xây dựng mô hình “xã giảm nhanh số người sinh con thứ 3” tại 100% xã, thị trấn, mở hội nghị điều tra khảo sát, phân loại nhóm đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 cao (cặp gia đình có kinh tế khá giả, cặp sinh con 1 bề là gái, cặp gia đình chịu sức ép từ phía dòng họ...). Qua khảo sát nhiều nơi có từ 30 cặp vợ chồng thuộc đối tượng có nguy cơ cao như xã Tân Vinh, Cao Thắng, Nhuận Trạch, Cao Dương, Cao Răm, riêng thị trấn là 230 cặp. Từ việc thống kê phân loại đó, ngành dân số đưa ra những phương pháp truyền thông phù hợp góp phần ổn định mức sinh và tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn.

 

 

Hồng Nhung

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục