Huyện Mai Châu tiêm phòng THT trâu, bò tại các xã vùng dịch và vùng dịch uy hiếp.

Huyện Mai Châu tiêm phòng THT trâu, bò tại các xã vùng dịch và vùng dịch uy hiếp.

(HBĐT) - Chỉ trong chưa đầy một tháng, dịch THT trâu, bò bùng phát đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho hộ chăn nuôi gia súc địa bàn 5 xã Nà Mèo, Pà Cò, Tân Sơn, Xăm Khòe và thị trấn Mai Châu thuộc huyện Mâu Châu.

 

Tính đến ngày 25/3 đã có tổng số 62 con mắc bệnh, trong đó, 36 con chết, 26 con điều trị khỏi. Nhiều nhất là các xã Xăm Khòe có 11 con trâu, bò ốm, đã chết 6 con, xã Nà Mèo có 16 com ốm đã chết 13 con, xã Pà Cò có 15 con ốm đã chết 12 con. Dịch được phát hiện gần đây nhất vào ngày 17/3 tại xã Tân Sơn với tổng số 19 con mắc, trong đó đã có 4 con chết, 15 con đang điều trị.

 

Dịch đang diễn biến, có nơi mới vừa phát hiện ở vài ngày trước, chưa qua 21 ngày như xã Tân Sơn và thị trấn Mai Châu. Một số xã hiện đang nằm trong vùng dịch uy hiếp là Pù Bin, Tân Dân, Phúc Sạn và Đồng Bảng. Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y, một thực tế đáng lo ngại, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xảy ra vụ dịch THT lớn nhất trong nhiều năm lại đây là do tỷ lệ tiêm phòng thấp. Tiêm vắcxin THT là một trong những mũi tiêm thực hiện xã hội hóa, nghĩa là người chăn nuôi phải đóng góp phí vắcxin. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ tiêm vắcxin mũi THT trâu, bò trên địa bàn huyện chỉ đạt ở mức trên, dưới 30% tổng đàn, đồng nghĩa với không đáp ứng được mục tiêu phòng, ngừa dịch bệnh. Cùng với đó, nhận thức của không ít hộ chăn nuôi còn chủ quan, chưa chú trọng công tác tiêm phòng cho vật nuôi. Một số nơi như ở xã Nà Mèo khi phát hiện trâu, bò bệnh, có các biểu hiện sốt, khó thở, bỏ ăn đã không báo ngay cho thú y viên. Sở dĩ dịch lây lan do không kịp thời phát hiện, xác định bệnh để có biện pháp xử lý, khống chế.

 

Cho đến ngày 13/3, diễn biến tình hình dịch bệnh mới được thông tin về Chi cục Thú y. Cùng ngày, đoàn công tác chi cục đã trực tiếp kiểm tra, xác minh tại địa bàn vùng dịch. Qua phân tích triệu chứng con ốm và mổ khám bệnh tích đối với con chết đã xác định đây là vụ dịch THT. Theo cơ quan chuyên môn, đây là bệnh truyền nhiễm thể cấp tính do một loại vi trùng hướng thổ nhưỡng gây ra, có khả năng lây lan mạnh, thời gian từ lúc phát bệnh đến lúc chất từ 1 – 3 ngày. Cấp bách triển khai động thái chống dịch, tại 5 xã vùng dịch đã tổ chức tiêm phòng bao vây và điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với con ốm. Do phát hiện bệnh muộn nên việc điều trị khó khăn, tỷ lệ con chết cao gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi về kinh tế.

 

Đến thời điểm này, tỷ lệ tiêm phòng THT trâu, bò ở các xã vùng dịch mới đạt 37,05%. Với tổng đàn gia súc khoảng 15.000 con, toàn huyện mới tiêm vắcxin được 2.840 con. Công tác tổng khử trùng, tiêu độc đang được triển khai tại 4 xã vùng dịch trọng điểm là Pà Cò, Tân Sơn, Xăm Khòe, Nà Mèo. Đồng chí Phạm Văn Khoa, Trưởng trạm Thú y huyện khẳng định: Để đối phó, xử lý dứt điểm dịch bệnh, tiêm vắcxin phòng THT cho tất cả trâu, bò các xã có dịch và vùng dịch uy hiếp cần thực hiện quyết liệt và ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, trạm đang phối hợp với cấp cơ sở triển khai công tác phòng, chống dịch, đôn đốc, giám sát tiêm phòng và đẩy mạnh tuyên truyền đến hộ chăn nuôi đưa trâu, bò đến các điểm tiêm vắc xin THT tập trung, phấn đấu tiêm phòng triệt để bởi dịch đã diễn ra âm ỉ, dài ngày, mầm bệnh phát tán rộng ra môi trường nên ít nhất tiêm phải đạt tỷ lệ 80% trở lên mới phòng, chống được dịch. Một khuyến cáo khác đối với gia súc chết do bệnh THT, người dân vẫn có thể sử dụng làm thực phẩm nhưng yêu cầu phải luộc tại chỗ trước khi chia ăn để tránh lây chéo sang vật nuôi và phải xử lý chỗ xả thịt con vật chất bằng phun khử trùng để tránh phát tán mầm bệnh.

                                                                      

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục