Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

(HBĐT) - Dự án “Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật Người khuyết tật (NKT) ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải pháp” (Dự án C2 - 005) do Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 5/ 2014 - 1/2015 do Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ là nghiên cứu đầu tiên về tính hiệu quả và tính thực tế của Luật NKT tỉnh ta. Dự án đã góp tiếng nói nâng cao hiệu quả thực thi luật cũng như công tác quản lý, chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

 

Theo số liệu khảo sát của dự án, tổng số NKT toàn tỉnh 13.500 người. Các dạng khuyết tật bao gồm: vận động chiếm 33,44%, nghe 0,91%, nhìn 11,13%, thần kinh 16,57%, trí tuệ 11,24% và các loại khác 18,61%. Năm 2014, tỉnh đã có 6.765 NKT và gia đình chăm sóc NKT, 1.768 NKT đặc biệt nặng và 4.024 NKT nặng được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 28/ 2012/NĐ-CP của Chính phủ tại cộng đồng.

Sau khi Luật NKT ra đời và các văn  bản hướng dẫn được ban hành, tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện bước đầu có hiệu quả xã hội tích cực. Hiện nay, hầu hết các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật NKT và các dạng khuyết tật khác nhau sinh sống có hộ khẩu ổn định tại các địa phương trong tỉnh đã được hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng. Các văn bản chính sách liên quan đến NKT được điều chỉnh, bổ sung. Công tác bảo trợ xã hội của tỉnh thực hiện trong khuôn khổ chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đều được gắn liền giữa thực hiện chính sách đối với các đối tượng NCT, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV /AIDS nặng và NKT. Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2179, ngày 23/9/2013 về việc ban hành Kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2020. NKT ngoài được chăm sóc tại các cơ sở điều dưỡng, Trung tâm công tác xã hội còn lại ở các hộ gia đình. Các đối tượng nặng và đặc biệt nặng được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người thân, đối tượng nhẹ có thể tham gia vào lao động sản xuất, giúp việc gia đình...

 

Dự án đã tiến hành khảo sát tại địa bàn thành phố Hoà Bình và các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Qua tìm hiểu, NKT nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh chiếm 20%, chiến tranh chiếm 30,2%, các nguyên nhân khác như tai nạn lao động, nghề nghiệp chiếm 20,9%, do bệnh tật, ốm đau chiếm 16,3%. Bên cạnh đó, người dân nhận biết về Luật NKT bằng nhiều kênh khác nhau, chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng chiếm 66,24%, thông qua họp thôn, bản 45,34%. Bản thân NKT biết đến chế độ chính sách mà mình được hưởng cũng ở tỷ lệ khác nhau, có 78,57% biết về chế độ và 21,43% không biết. Đánh giá về những ảnh hưởng và tiến bộ trong cộng đồng do chế độ trợ cấp cho NKT từ khi có Luật NKT, đa số ý kiến cho rằng, NKT ngoài hưởng tiền bảo trợ xã hội hàng tháng của Nhà nước còn được quan tâm của các ngành, chính quyền vào các dịp lễ, Tết. Điều này tạo sự cố kết, đùm bọc trong cộng đồng, dòng họ hơn và góp phần thúc đẩy quyền của NKT trước pháp luật.

 

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh cho biết: Từ kết quả các hoạt động dự án đã triển khai cho thấy, việc thực hiện Luật NKT trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực tiễn nhân văn lớn lao mà thể hiện một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các đối tượng NKT đều có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, diện hộ nghèo, không hoặc ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân, phải dựa vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình, người thân và nguồn trợ cấp của Nhà nước. Trừ các cơ sở thu nhận NKT nhẹ vào làm việc, còn lại ở cộng đồng thôn, bản, NKT ít hoặc không có cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng. Nhằm thúc đẩy hoạt động đưa Luật NKT vào cuộc sống hiệu quả, chất lượng cao hơn nữa, dự án đã đề ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật NKT sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của các cấp, ngành trong thực hiện chế độ chính sách, trợ giúp pháp lý cho người dân về Luật NKT, xã hội hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ và tạo việc làm cho NKT, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng, chống phân biệt đối xử với NKT…

 

                                                                          Hà Thu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục