Cán bộ xã Hang Kia họp giao ban về tình hình tảo nôn, sinh con thứ trên địa bàn.
(HBĐT) - Liên tục từ năm 2012 đến nay, trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên của xã Hang Kia (Mai Châu) luôn chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30% tổng số trẻ được sinh ra toàn xã chiếm tỷ lệ cao trong tổng số trẻ sinh là con thứ 3 trở lên toàn huyện. Cụ thể: Năm 2012, toàn huyện có 69 trẻ là con thứ 3 trở lên, Hang Kia có 31 trẻ, chiếm 44,92%; năm 2013 có 82 trẻ, Hang Kia có 32 trẻ, chiếm 39,02%; năm 2014 có 81 trẻ, Hang Kia có 37 trẻ, chiếm 45,67%; 5 tháng đầu năm nay có 33 trẻ, Hang Kia có 11 trẻ, chiếm 33,33%.
Tính trung bình 5 năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ được sinh là con thứ 3 trở lên toàn xã chiếm là 25,61%. Tỷ lệ này quá cao so với mức bình quân của huyện (dưới 7%). Đồng chí Khà A Lau, Bí thư Đảng ủy xã Hang Kia cho biết: Với phong tục của dân tộc Mông trong gia đình phải có con trai, đông con mới có người lao động trên nương, rẫy nên tâm lý có nhiều con đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Mặt khác, công tác vận động người dân thực hiện các chính sách KHHGĐ cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, toàn xã có 3.305 nhân khẩu, trong đó có 99% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Địa bàn xã rộng, trình độ, nhận thức của người dân còn hạn chế nên việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch chưa được thực hiện tốt. Cùng với đó, phụ nữ Mông ngại đến cơ sở y tế nên trong các chiến dịch CSSKSS / KHHGĐ không thu hút được nhiều phụ nữ từ 15 - 49 có chồng tham gia.
Từ những khó khăn đó, BCĐ công tác DS /KHHGĐ xã được thành lập và tập trung chỉ đạo các thành viên, hội, đoàn thể đẩy mạnh hoạt động truyền thông với phương châm “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng”. Để công tác truyền thông đạt được hiệu quả như mong muốn, tại các bản thường xuyên lồng ghép vào cuộc họp chi bộ, họp xóm, sinh hoạt của hội, đoàn thể. Cán bộ, CTV dân số của bản rà soát từng cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ để tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng, uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su... Bằng nhiều hình thức truyền thông, 4 năm gần đây, xã đã tổ chức tuyên truyền tại xóm được 39 buổi, qua hệ thống loa đài 75 buổi, tư vấn tại gia đình 39 cuộc, tư vấn tại Trạm y tế 440 buổi. Ngoài ra, xã đã cấp phát tài liệu truyền thông cho 419 đối tượng với nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh, tảo hôn, cách sử dụng các biện pháp tránh thai, CSSKSS, phòng, chống lây nhiễm HIV, hệ lụy của việc sinh nhiều con...
Trong thời gian tới, BCĐ công tác DS /KHHGĐ xã tiếp tục nâng cao hiệu quả truyền thông, huy động sự vào cuộc tích cực của những người có uy tín trong bản, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp từng đối tượng, vận động gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại.
.
P.V
(HBĐT) - Từ ngày 19 – 30/6, BHXH tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ, công nhân, viên chức thuộc cơ quan BHXH của 11 huyện, thành phố và cán bộ thuộc các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn.
(HBĐT) - Hội NCT huyện Kim Bôi vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác NCT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh tiếp nhận 571 hồ sơ đề nghị hưởng BHTN, đã giải quyết cho 462 người được hưởng BHTN với tổng số tiền chi trả 3.294 triệu đồng.
(HBĐT) - Bác sĩ Bùi Hồng Đông, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Sơn cho biết: Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2015 (từ ngày 1 - 30/6) với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con” tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
(HBĐT) - Với phương pháp loại bỏ virus HIV, các chuyên gia mở ra hy vọng về hướng điều trị loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ AIDS.
(HBĐT) - Về thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn), chúng tôi gặp chị Đặng Thị Quyết, nhân viên hỗ trợ điều trị tại phòng khám ngoại trú người lớn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Trước sự lạc quan, tự tin của chị trong giao tiếp với mọi người chúng tôi cảm phục khi biết chị đã từng trải qua những khó khăn, đau khổ tột cùng bởi căn bệnh thế kỷ HIV /AIDS.