Trẻ em huyện Đà Bắc được bình đẳng trong mọi lĩnh vực giáo dục, y tế… Ảnh: Một buổi ăn trưa của trường mầm non Hòa Mai – thị trấn Đà Bắc.

Trẻ em huyện Đà Bắc được bình đẳng trong mọi lĩnh vực giáo dục, y tế… Ảnh: Một buổi ăn trưa của trường mầm non Hòa Mai – thị trấn Đà Bắc.

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 13.620 trẻ em từ 0 – 16 tuổi chiếm tỷ lệ 24,78% dân số, trong đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 91 trẻ (5 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; 61 trẻ em bị khuyết tật, tàn tật và 25 trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học).

 

Ngoài ra, toàn huyện còn có 6.563 trẻ em bị tổn thương và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trong đó có 6.438 trẻ em thuộc các gia đình nghèo; 65 trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS; 50 trẻ sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội như nghiện rượu, sử dụng ma túy, cờ bạc… và 10 trẻ em sống trong gia đình vi phạm pháp luật và đang trong thời gian thi hành án). Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn chiếm 48,9%, chính vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cần được cấp ủy, chính quyền địa phương coi trọng, quan tâm.

 

Thời gian qua, phòng LĐ, TB & XH đã tích cực hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức rà soát, cập nhật trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn để phòng có những đề xuất UBND huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ. Đến nay, 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách trợ giúp của nhà nước. Mỗi dịp hè, lễ, tết, các xã, thị trấn đều tổ chức vui chơi cho các em. Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn càng được đặc biệt quan tâm giúp đỡ bằng những hoạt động thiết thực. Vào đầu các năm học, các ban, ngành, đoàn thể đóng góp và vận động các nhà hảo tâm tặng sách vở, đồ dùng học tập, học bổng... tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, tổ chức khám bệnh miễn phí. Đối với trẻ em tàn tật, khuyết tật, phòng phối hợp với Sở LĐ, TB & XH tổ chức đưa các em đi thăm khám xác định tình trạng tật nguyền, trẻ có khả năng phục hồi sẽ được miễn chi phí phẫu thuật và hỗ trợ tiền ăn, nghỉ, đi lại.

 

Bên cạnh đó, huyện đã chú trọng tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn, hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống để từ đó có điều kiện chăm sóc, giáo dục con em và tránh tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc không phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, các địa phương triển khai xây dựng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em và ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Nhờ đó, thời gian qua, huyện không có trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, không có trẻ bị bạo lực, xa gia đình, lang thang hay vi phạm pháp luật, vướng vào tệ nạn xã hội. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, trẻ tàn tật, khuyết tật được tạo điều kiện hòa nhập với cộng đồng…

 

Mặt khác, công tác vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân ủng hộ, xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Từ đầu năm đến nay, 100% xã, thị trấn xây dựng được quỹ bảo trợ trẻ em, đối với cấp huyện đã trích ½ ngày lương của cán bộ công nhân viên chức lao động. Hiện tại, quỹ bảo trợ trẻ em đã xây dựng được gần 70 triệu đồng. Từ nguồn quỹ vận động, các cấp, các ngành tiến hành tổ chức các hoạt động trợ giúp trẻ em nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nhằm thực hiện tốt các mục tiêu vì trẻ em và quyền trẻ em.  

 

 

 

                                                         H.N

 

 

Các tin khác

Học viên Trung tâm giáo dục chữa bệnh Lạc Sơn, trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Không có hình ảnh
Ban đại diện Hội đồng Hương Thái Bình tại thành phố Hòa Bình trao cho Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh 10 triệu đồng.
Bằng hình thức sân khấu hóa, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, huyện tổ chức các chương trình giao lưu, truyền thông phòng, chống TNXH tại các địa phương. (ảnh: Chương trình giao lưu truyền thông tại xã Tân Minh, huyện Đà Bắc).

Hướng tới kết quả bền vững trong phòng, chống HIV/AIDS

(HBĐT) - Bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Hết năm 2014, toàn tỉnh có lũy tích 2.117 người nhiễm HIV (H.) và đến 6 tháng năm 2015 có 1.880 người nhiễm H. tại 139 xã, phường, thị trấn. Riêng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh phát hiện mới 20 trường hợp nhiễm HIV, chuyển AIDS mới 11 người, tử vong 16 người... Như vậy, tỷ lệ nhiễm HIV mới trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm dần.

Không phải mọi trường hợp phơi nhiễm đều nhiễm HIV

(HBĐT) - Theo cơ quan chuyên môn cho biết, phơi nhiễm do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến, song không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm.

Tập huấn hướng dẫn quy trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh

(HBĐT) - Ngày 7/8, chi cục DS- KHHGĐ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo DS– KHHGĐ huyện Lương Sơn tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.

Nhìn lại 10 năm thực hiện phòng - chống HIV/AIDS ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Xác định công tác phòng - chống HIV/AIDS là lĩnh vực có ý nghĩa xã hội lớn, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài gắn với các chương trình phát triển KT -XH địa phương. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 54, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư T.Ư về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng - chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, công tác này trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội của TP Hòa Bình.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy, mại dâm

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa yêu cầu các bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực thực hiện để hoàn thành Chương trình công tác năm 2015 của ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

Hơn 400 lượt cán bộ CĐCS được tập huấn, phổ biến pháp luật

(HBĐT) - Từ đầu tháng 7 tới nay, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp mở 2 lớp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại huyện Kỳ Sơn và Đà Bắc với 180 CNLĐ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục