Bác sỹ phòng khám ngoại trú người lớn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cách chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nhiễm “H”. Ảnh Hải Yến.
(HBĐT) - Xác định công tác phòng - chống HIV/AIDS là lĩnh vực có ý nghĩa xã hội lớn, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài gắn với các chương trình phát triển KT -XH địa phương. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 54, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư T.Ư về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng - chống HIV/AIDS trong tình hình mới”, công tác này trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội của TP Hòa Bình.
Nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu do cấp ủy đề ra về phòng - chống HIV /AIDS, hàng năm, TP Hòa Bình đã coi trọng triển khai kế hoạch tổ chức tháng hành động quốc gia phòng - chống HIV /AIDS và tháng cao điểm chiến dịch dự phòng lây truyền HIV /AIDS từ mẹ sang con. Các hoạt động triển khai được gắn kết với công tác phòng - chống ma túy, mại dâm, có sự tham gia tích cực của các ngành chức năng.
Theo số liệu thống kê, tháng 4/1997, TP Hòa Bình phát hiện người đầu tiên nhiễm HIV/AIDS tại phường Hữu Nghị. Năm 2005, số người nhiễm HIV/AIDS lũy tích là 198 trường hợp (tử vong 58 người); năm 2010 lũy tích 383 trường hợp (tử vong 155 người); năm 2014 lũy tích 369 trường hợp (tử vong 196 người). Nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêm chích chiếm 71,3%; qua đường tình dục 17,8%; lây truyền từ mẹ sang con 1,3%; không rõ nguyên nhân 9,6%. Nhóm tuổi mắc chủ yếu từ 20 - 49 tuổi chiếm 98%; tỷ lệ nam mắc chiếm 94%, nữ 6%. Trên thực tế, số người nhiễm HIV mới có chiều hướng giảm nhưng tổng số người đang nhiễm còn ở mức cao. Hiện đã có 14/15 xã, phường của thành phố có người nhiễm HIV.
Từ thực trạng này, để thực hiện có hiệu quả việc phòng - chống HIV /AIDS, công tác truyền thông, giáo dục được các cấp, ngành đưa lên hàng đầu. Công tác này thường xuyên được đổi mới, phù hợp với từng nhóm đối tượng như: Định kỳ hàng tháng truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở. Tổ chức tuyên truyền cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là phụ nữ mang thai. Cung cấp kiến thức phòng - chống HIV /AIDS cho người dân thông qua các cuộc họp của tổ dân phố, thôn xóm và cuộc họp của các chi hội, đoàn thể. Tổ chức mít tinh, diễu hành quần chúng, phát tờ rơi, treo băng rôn, áp phích truyền thông vào tháng 6, tháng 12 hàng năm. Theo đó, từ năm 2005 đến nay, toàn thành phố đã phát 16.000 tờ rơi, 3.500 cuốn tạp chí, trao 170 băng rôn, cấp phát 150 đĩa CD có nội dung phòng - chống HIV /AIDS tới người dân. Tư vấn, xét nghiệm cho gần 3.000 trường hợp phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ xét nghiệm HIV tự nguyện. Cùng với đó, các đoàn thể, trạm y tế phường, xã, Trung tâm YTDP thành phố đã tổ chức 30 lớp tập huấn, truyền thông về tác hại và cách phòng - chống HIV/AIDS; hệ thống loa truyền thanh cơ sở và các cuộc họp ở KDC đã tuyên truyền lồng ghép được 1.340 lượt cho 64.155 người tham gia. Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về phòng - chống HIV /AIDS.
Ngoài ra, song song với triển khai chương trình mục tiêu quốc gia phòng - chống HIV/AIDS tại 13 xã, phường trọng điểm, thành phố đã triển khai 2 dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ là Dự án LIFE -GAP (dự phòng và chăm sóc HIV /AIDS tại Việt Nam) và Dự án HARRP (phòng - chống HIV/AIDS khu vực châu á tại Việt Nam) với các biện pháp hỗ trợ đối tượng nguy cơ cao nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng thông qua tổ chức sinh hoạt nhóm đồng đẳng hàng tuần, thu nhặt và đổi bơm kim tiêm, cấp phát miễn phí bao cao su, khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện cho các đối tượng nghiện chích ma túy, bán dâm... Từ các chương trình, dự án y tế đã góp phần giúp người nhiễm HIV /AIDS được chữa trị và hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi người nhiễm HIV trên địa bàn thành phố.
P.V
(HBĐT) - Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(HBĐT) - Hiện, huyện Lạc Sơn có 137.738 khẩu, trong đó có 128.307 người có thẻ BHYT, tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân đạt 92,4%, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2014 (6 tháng đầu năm 2014 là 136.711 người có thẻ BHYT). Lý giải về việc tỷ lệ người dân tham gia BHYT giảm, đồng chí Bùi Văn Hân, phó giám đốc BHXH huyện Lạc Sơn cho biết: Sau khi Quyết định 1049/QĐ-TTg của TT chính phủ được ban hành, tại huyện Lạc Sơn có 3 xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn là Xuất Hóa, Liên Vũ và Vũ Lâm.
(HBĐT) - Thời gian qua huyện Yên Thủy đã phải đối diện với không ít những khó khăn thách thức đó là: Tình hình thời tiết phức tạp, đặc biệt là nắng nóng, hạn hán kéo dài ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định làm nhiều hộ nông dân lao đao.
(HBĐT) - Ngày 5/8, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Bệnh viện y học cổ truyền (YHCT) tỉnh. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Y tế, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 4/8, trên 100 y bác sỹ, điều dưỡng viên thuộc các khoa lâm sàng và cận lâm sàng BVĐK Hoà Bình đã tham gia lễ ký kết thực hiện nội quy, quy chế làm việc và quy trình chuyên môn với Giám đốc Bệnh viện. Với kết quả này, đến nay, 100% CBVC BVĐK tỉnh đã ký cam kết với Giám đốc Bệnh viện các nội dung:
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ đồng ý ủy quyền Bộ trưởng Bộ LĐ – TB & XH trình Chủ tịch nước xem xét tặng quà cho một số đối tượng có nhiều công lao với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.