Hàng năm, Trung tâm Nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn) đã phối hợp với Hội Bảo trợ NTT & TMC triển khai mở lớp dạy nghề, tạo việc làm sinh kế hàng trăm người khuyết tật của tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2011 là năm đầu tiên, Hội Bảo trợ NTT & TMC triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi với chương trình tặng 25 con bò giống có tổng trị giá 450 triệu đồng ở xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn). Cho đến nay sau 4 năm được cấp bò, nhờ được hướng dẫn, tư vấn thường xuyên, việc chăm sóc vật nuôi của các hộ hưởng lợi đều thuận lợi. 25/25 con bò đã và đang phát triển khoẻ mạnh và đẻ ra bê con. Đây là nguồn động viên tinh thần, động lực lớn để hộ khuyết tật, trẻ mồ côi vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 17.000 người tàn tật, trẻ mồ côi, chiếm 2,17% dân số, trong đó có 2.247 trẻ mồ côi, khuyết tật và trên 6.000 người tàn tật trong diện mất hoàn toàn khả năng lao động, phải sống nhờ vào sự trợ giúp của xã hội và gia đình. Những năm qua, bên cạnh các hoạt động trợ giúp bằng tặng quà, học bổng, xe đạp, xe lăn, xe đẩy, Hội Bảo trợ NTT & TMC đã vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ cùng với nguồn Quỹ Bảo trợ quyên góp để thực hiện các chương trình hỗ trợ sinh kế thiết thực.
Đồng chí Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ NTT & TMC cho biết: Một trong những chương trình sinh kế bền vững được Hội thường xuyên duy trì hiệu quả là dạy nghề cho người khuyết tật. Phối hợp cùng Trung tâm Tư thục Long Thành (thành phố Hoà Bình), Trung tâm Nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn), Hội đã tổ chức từ 5 - 6 lớp học nghề may, thêu ren truyền thống/năm với số lượng 25 - 30 học viên/lớp. Tham gia học nghề, học viên khuyết tật được hỗ trợ toàn bộ chi phí sinh hoạt, dạy nghề miễn phí và được kết nối việc làm, nhận vào làm việc tại cơ sở dạy nghề theo nguyện vọng với bình quân thu nhập 1,5 triệu đồng – 2 triệu đồng/tháng. Từ chỗ phụ thuộc vào gia đình, nhiều học viên người khuyết tật khi tham gia lớp học đã có thể tự lao động mưu sinh, trở thành thợ lành nghề, có thu nhập nuôi sống bản thân.
Đồng thời, để góp phần chia sẻ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong cộng đồng, Hội đã quan tâm trợ giúp bằng việc chăm lo đời sống ăn ở, việc làm và đi lại của đối tượng. Năm 2012, Hội đã phối hợp hỗ trợ 60 triệu đồng xây dựng đường đi lại bằng bê tông cho 3 hộ có người khuyết tật vận động ở phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Năm 2014, bằng nguồn kinh phí huy động từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp đã xây dựng 1 nhà tình thương cho hai trẻ mồ côi mẹ của huyện Lạc Sơn với tổng trị giá hỗ trợ 80 triệu đồng.
Trong điều kiện tỉnh miền núi, nguồn vận động khó khăn, Hội đã tập trung trợ giúp cho người khuyết tật, trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn về đời sống, nhất là đối tượng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, các xã điểm xây dựng NTM. Năm 2015, trích từ nguồn quỹ Bảo trợ trên 1,6 tỷ đồng, Hội đã triển khai nhiều hoạt động sinh kế: phối hợp với huyện Yên Thuỷ triển khai Dự án nuôi bò sinh sản tại xã điểm xây dựng NTM Ngọc Lương. Bên cạnh số lượng 10 con bò giống đã cấp, Hội còn hỗ trợ các điều kiện về chuồng trại, phối hợp tập huấn, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi đối với 10 hộ hưởng lợi. Đẩy mạnh chương trình dạy nghề cho người khuyết tật, Hội đã 5 lớp đào nghề may, thêu ren truyền thống cho 215 đối tượng tại Trung tâm tư thục Long Thành và Trung tâm Nhân đạo Minh Đức. Nhờ đó, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống nhóm người yếu thế, góp phần tăng cường nhận thức cộng đồng về phong trào chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, các địa phương tích cực xây dựng dựa vào 25 tiêu chí đã quy định, kết quả, toàn tỉnh đã có 154 xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt 73,3% và 1.959 ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
(HBĐT) - Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam ”, Ban đại diện Hội đồng hương Thái Bình tại thành phố Hoà Bình đã trao cho Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh số tiền 10 triệu đồng và tặng quà cho 18 hội viên nhiễm chất độc da cam trị giá 1,8 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2014 và 5 tháng năm 2015, toàn tỉnh có trên 2.000 đối tượng liên quan đến ma túy, trong đó có 186 đối tượng phạm tội về ma túy, hơn 1.900 đối tượng nghiện. Tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Không chỉ tập trung ở các địa bàn trung tâm như thành phố, thị trấn, ma tuý đã lan đến các địa phương vùng sâu, vùng xa... Điều đáng lo ngại, tệ nạn ma túy là một trong ba con đường dẫn tới HIV nhanh nhất và đây là nguyên nhân làm tăng số người lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư. Vì thế, công tác phòng, chống ma túy, HIV được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thu hút sự quan tâm hưởng ứng của toàn xã hội. Trong đó, MTTQ và các tổ chức thành viên, trường học đã có nhiều hoạt động phòng, chống ma túy, HIV/AIDS đa dạng, phong phú.
(HBĐT) - Bác sỹ Lâm Ngọc Tĩnh, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Hết năm 2014, toàn tỉnh có lũy tích 2.117 người nhiễm HIV (H.) và đến 6 tháng năm 2015 có 1.880 người nhiễm H. tại 139 xã, phường, thị trấn. Riêng trong 6 tháng đầu năm, tỉnh phát hiện mới 20 trường hợp nhiễm HIV, chuyển AIDS mới 11 người, tử vong 16 người... Như vậy, tỷ lệ nhiễm HIV mới trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm dần.
(HBĐT) - Theo cơ quan chuyên môn cho biết, phơi nhiễm do nghề nghiệp của nhân viên y tế là khá phổ biến, song không phải trường hợp phơi nhiễm nào cũng dẫn đến nhiễm.
(HBĐT) - Ngày 7/8, chi cục DS- KHHGĐ tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo DS– KHHGĐ huyện Lương Sơn tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.