Cán bộ kỹ thuật bệnh viện đa khoa huyện Đà bắc vận hành hệ thống xử lý chất thải lỏng được đầu tư công nghệ mới đảm bảo xử lý 100% lượng chất thải, không gây nguy hại tới môi trường.

Cán bộ kỹ thuật bệnh viện đa khoa huyện Đà bắc vận hành hệ thống xử lý chất thải lỏng được đầu tư công nghệ mới đảm bảo xử lý 100% lượng chất thải, không gây nguy hại tới môi trường.

(HBĐT) - Trước năm 2012, vấn đề xử lý rác thải, chất thải y tế ở các bệnh viện trong tỉnh bức xúc và nổi cộm. Tuy nhiên đến nay, cùng với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường, thu hút đầu tư từ các Dự án, thực trạng trên đã được tăng cường quản lý và giám sát.

 

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Quá trình hoạt động của 14 bệnh viện và các Trung tâm YTDP huyện, tỉnh, trạm y tế các xã đã thải ra môi trường một lượng chất thải rất lớn, đặc biệt là chất thải y tế. Những năm gần đây, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị này thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 3/12/2007 của Bộ Y tế về ban hành quy chế quản lý chất thải y tế và Quyết định số 2874/QĐ – UBND ngày 3/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh giai đoạn 2013 – 2020. Đồng thời, đưa công tác quản lý chất thải y tế vào bảng kiểm điểm hàng năm. Ngành cũng yêu cầu các bệnh viện đăng ký chủ nguồn thải, chủ nguồn xả thải, tiến hành báo cáo quan trắc môi trường 2 lần/năm.

 

Vừa thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ viên chức, đồng thời ngành đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, nhân viên thực hiện nếp sống văn hoá, thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đã quan tâm thu hút, huy động các nguồn Dự án tài trợ để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, chất thải y tế. Đến nay, trong số các bệnh viện tuyến huyện đã có bệnh viên đa khoa các huyện Kim Bôi, Lương Sơn được đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng từ năm 2012. Bệnh viện đa khoa các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ được đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng từ năm 2014. Riêng đối với tuyến tỉnh hiện chỉ còn bệnh viện Nội tiết chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã có hệ thống này nhưng công suất sử dụng vượt quá thiết kế ban đầu. Trong việc xử lý chất thải rắn, hiện các đơn vị đều đã đăng ký nguồn chủ thải. Một số bệnh viện có lò đốt tại đơn vị như Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thuỷ, Lạc Sơn. Riêng bệnh viện đa khoa tỉnh mặc dù có lò đốt nhưng không vận hành do lò công nghệ cũ, có khói, gây ô nhiễm môi trường. Để xử lý khắc phục, bệnh viện đã hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Hoàng Long tại huyện Lương Sơn vận chuyển, xử lý.

 

Song song với việc tích cực kêu gọi các dự án đầu tư nước ngoài hỗ trợ bảo vệ môi trường, từ ngân sách sự nghiệp môi trường, ngành đã thực hiện tốt việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ đúng quy định. Nhờ đó, giảm chất thải y tế, hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt và kiểm soát chặt quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác. Kết quả đánh giá trong các năm 2014 – 2015, 100% chất thải rắn và 50% nước thải y tế đã được xử lý.

 

Tỷ lệ chất thải lỏng được xử lý ở bệnh viện các tuyến trong thời gian tới sẽ cao hơn bởi năm 2015, từ nguồn kinh phí hỗ trợ Trung ương và nguồn ngân sách địa phương đang tiến hành các bước đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế cho bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc, huyện Kỳ Sơn và huyện Cao Phong với tổng mức đầu tư  gần 27 tỷ đồng, trong đó Trung ương 13,5 tỷ đồng, địa phương 13,5 tỷ đồng, kinh phí đã cấp 11,2 tỷ đồng. Mặt khác, để đạt mục tiêu đến năm 2016, 9/14 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế hoạt động tốt, 100% chất thải rắn được xử lý đúng quy định, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh ký thoả thuận tài trợ giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh về hỗ trợ xử lý chất thải rắn cho 3 bệnh viện Tân Lạc, Lạc Thuỷ và bệnh viện đa khoa tỉnh với tổng trị giá khoản tài trợ 57,4 tỷ đồng. Dự án tập trung vào đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải lỏng, hệ thống xử lý chất thải rắn bằng công nghệ không khói.

 

 

                                                           

                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục