Hầu hết bác sĩ ở các tuyến đều thiếu nên ảnh hưởng không nhỏ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân (Ảnh chụp tại bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình).

Hầu hết bác sĩ ở các tuyến đều thiếu nên ảnh hưởng không nhỏ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân (Ảnh chụp tại bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, ngành y tế luôn nỗ lực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, do số lượng bác sĩ thiếu hụt rất lớn, trong khi mảng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều vướng mắc, đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho ngành.

 

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài chưa thu hút được bác sĩ về công tác tại tỉnh. Nhiều năm qua, số bác sĩ về tỉnh công tác còn rất ít. Trong khi đó nhu cầu, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao. Do vậy các cơ sở y tế công lập của tỉnh luôn trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ nhất là bác sĩ tuyến huyện.

 

Hiện nay, biên chiế các đơn vị sự nghiệp giao cho ngành y tế đạt gần 80% so với nhu cầu biên chế tối thiểu (2.399/3118 biên chế). Toàn tỉnh có 612 bác sĩ, trong đó có 227 bác sĩ đang công tác tại tuyến tỉnh; 186 bác sĩ công tác tại tuyến huyện; 164 bác sĩ đang công tác tại tuyến xã đạt tỷ lệ 68,57% xã có bác sĩ. Do thiếu bác sĩ ở cả 3 tuyến nên việc phân bố số lượng bác sĩ ở tuyến huyện và xã có nhiều bất cập như: đối với bệnh viện đa khoa huyện theo quy định của luật khám chữa bệnh việc khám, chuẩn đoán và ra y lệnh điều trị phải là bác sĩ nhưng do thiếu bác sĩ nên hiện nay các bệnh viện phân công cả y sĩ khám bệnh. Đối với các trung tâm y tế dự phòng có trách nhiệm lãnh đạo chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia đối với tuyến xã nhưng các đơn vị rất ít bác sĩ chủ yếu làm lãnh đạo đơn vị. Còn người trực tiếp làm chuyên môn thì không phải bác sĩ. Trong khi đó số xã có bác sĩ chiếm tỷ lệ cao, điển hình các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, TP Hòa Bình, Kỳ Sơn…. Cá biệt có những trạm y tế có 4 bác sĩ như xã Ngọc  Lương huyện Yên Thủy và 17 xã khác trong toàn tỉnh có 2 bác sĩ.

 

Đồng chí Bùi Văn Kết, Trưởng Phòng tổ chức Sở Y tế tỉnh cho biết: Trước thực trạng đó ngày 3/7/2015 vừa qua, HĐND tỉnh ra Nghị Quyết 119/2015/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 151/2010/NQ-HĐND. Theo đó, đến năm 2020 nâng tỷ bác sĩ phục vụ tại các cơ sở y tế của tỉnh lên 8,5 bác sĩ/vạn dân. Để phát triển nguồn nhân lực tỉnh cũng hỗ trợ cho các cán bộ, công chức, viên chức tuyến xã đi học liên thông (chuyên tu), là 100% cho phí đào tạo (không bao gồm tiền nhà ở, tài liệu). Đối với tuyến huyện là 70%. Hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức loại hình chính quy (đỗ thẳng đại học) và loại hình chính quy theo địa chỉ là 100% cho phí đào tạo không bao gồm tiền nhà ở, tài liệu. Toàn tỉnh sẽ nhận chỉ tiêu gồm 128 bác sĩ tốt nghiệp hệ chính quy với mức hỗ trợ một lần khi công tác tại tuyến tỉnh, thành phố là 50 triệu đồng, tuyến huyện 80 triệu đồng, các xã đặc biệt khó khăn 100 triệu đồng và cam kết làm việc tại tỉnh 10 năm trở lên.

 

Ngành y tế cũng đưa ra giải pháp tạm thời xây dựng đề án 640/ĐA-SYT về tiếp nhận các bác sĩ đang công tác tại trạm y tế xã về đơn vị y tế tuyến huyện công tác. Theo đó tuyến huyện, thành phố thiếu 285 bác sĩ sẽ được bổ sung từ tuyến xã với phương án tạm thời mỗi khoa một bác sĩ. Với những giải pháp này dần khắc phục được tình trạng thiếu nguồn nhân lực cho ngành y tế.

 

 

                                                      

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác

Bác sỹ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đa khoa tỉnh  khám, điều trị  cho bệnh nhân Nguyễn Thị Dụng.
Các y, bác sĩ và tình nguyện viên khám chữa bệnh nhân đạo cho đối tượng gia đình chính sách và cán bộ cách mạng.
Khen thưởng 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số giai đoạn 2011 - 2015.
Bệnh viện đa khoa tỉnh đã đổi mới phong cách thái độ phục vụ từ khâu đón tiếp bệnh nhân.

Khám, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.400 trẻ em vùng dự án

(HBĐT) - Trong 2 ngày (12-13/9), tại Trung tâm hoạt động TTN, Trung tâm văn hóa TTN, Tổ chức GNI- Hàn Quốc phối hợp tổ chức chương trình khám sức khỏe định kỳ cho hơn 100 trẻ em vùng dự án trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Triển khai các giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá

(HBĐT) - Ngày 11/9, Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh họp bàn triển khai các văn bản chỉ đạo PCTHTL. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì.

Rà soát đối tượng HSSV hưởng chính sách nội trú

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ LĐ – TB & XH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, ước tính đầy đủ số đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Thay đổi hành vi hút thuốc lá từ công tác tuyên truyền

(HBĐT) - Sẽ không còn xa lạ khi tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh, có thể dễ dàng gặp các bệnh nhân đang nằm điều trị, thậm chí bản thân họ phải điều trị liên tục với các đợt điều trị khác nhau.

Đưa pháp luật phòng, chống tác hại thuốc lá vào cuộc sống

(HBĐT) - Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và môi trường, từng bước đưa pháp luật phòng - chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) vào cuộc sống, giảm số người hút thuốc lá trên địa bàn tỉnh, BCĐ PCTHTL tỉnh đã xây dựng kế hoạch PCTHTL năm 2015.

Tập huấn chính sách pháp luật ban hành theo bộ luật lao động năm 2012

(HBĐT) - Ngày 9/9, Sở LĐ-TB&XH tổ chức tập huấn, phổ biến một số chính sách pháp luật lao động ban hành theo Bộ luật Lao động năm 2012. Đến dự có đại diện lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên làm công tác lao động, tiền lương phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố; cán bộ công tác lao động tiền lương các doanh nghiệp do UBND tỉnh là chủ sở hữu, doanh nghiệp cổ phần tiền thân là nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục