Người dân tổ 14, phường Tân Thịnh thức cả đêm tát nước ngập vào nhà.

Người dân tổ 14, phường Tân Thịnh thức cả đêm tát nước ngập vào nhà.

(HBĐT) - Trận lụt không phải diễn ra trong khoảnh khắc mà kéo dài suốt hơn 12 giờ đồng hồ kể từ tối ngày 17 đến sáng ngày 18/9 ở thành phố Hoà Bình. Cho đến thời điểm này, khi ở một số khu vực trên địa bàn, nước đang dần rút, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng trước trận lụt lịch sử. Các bậc cao niên khẳng định tính từ năm 1970 đến nay mới thấy một trận mưa gây ngập lụt khủng khiếp như vậy. Công tác khắc phục hậu quả hiện còn khó khăn.

 

6h30” - 7h30” sáng 18/9, mưa vẫn“trắng trời”, nước ngập mênh mông trên các tuyến giao thông khiến việc lưu thông trên đường hết sức vất vả, hàng chục xe máy, ô tô nằm chết máy giữa đường. Một số trường học do tình trạng nước ngập sâu nên buộc phải cho học sinh nghỉ học như THPT Lạc Long Quân. Tại trường THCS Sông Đà, trường tiểu học Sông Đà, mưa to, kéo dài đã gây thấm dột nặng nề, nước ngập lênh láng dưới sàn. Các trường phải huy động cô, trò cũng tát nước, dọp dẹp vệ sinh. Khối trường mầm non gần như vắng bóng trẻ bởi mưa gió, tình hình lụt bão, các bậc phụ huynh không cách nào đưa con em đến lớp.

 

 

Công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ đang được lực lượng 4 tại chỗ các phường, xã tiếp tục triển khai.

 

Khốn đốn nhất là tình trạng ngập lụt diễn ra ở các phường trọng điểm như Tân Thịnh, Hữu Nghị. Hàng trăm hộ dân đã thức trắng đêm tát nước dâng ngập lên nhà, đồ điện tử, điện lạnh từ ti vi, tủ lạnh, máy giặt chưa kịp đặt lên chỗ cao bị nước ngập làm hư hỏng toàn bộ. Có những khu vực của tổ 21, 24 phường Hữu Nghị, nước dâng cao trên 1m khiến toàn bộ dãy phố ngập sâu trong nước. Đời sống dân sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng trăm hộ gia đình phải xoay sở tìm cách đi ra khỏi khu vực ngập lụt bằng thuyền. Một số ao cá do ngập lụt đã bị trôi sạch. Ông Nguyễn Văn Dương ở tổ 21, phường Hữu Nghị thảng thốt than van: Chúng tôi chỉ còn biết cầu trời ngừng mưa nhưng mưa cứ tầm tã suốt đêm qua, nước ngập vào nhà cao đến hơn 1m, đồ đạc hư sạch, lợn, gà trong chuồng, cá nuôi trong ao chết dềnh mặt nước nhưng cũng chỉ biết nhìn, không cách nào cứu được.

 

Qua ghi nhận của phóng viên, đến trưa ngày 18/9, tình trạng nước ngập ở các tuyến đường chính đã cơ bản được giải quyết song tại một số tuyến đường nhánh, khu dân cư vẫn chưa rút hết, có nơi nước vẫn còn cao quá đầu gối. Công tác khắc phục hậu quả đã và đang được thành phố Hoà Bình tập trung chỉ đạo tích cực, khẩn trương. Trong đó, lực lượng công nhân Công ty CP Môi trường đô thị được huy động xử lý thông tắc tại các cống, vệ sinh môi trường sau lũ. Dân quân tự vệ các xã, phường được huy động đến tại các khu vực trọng điểm để khơi thông cống rãnh, dọn dẹp môi trường và hỗ trợ tát nước nhà dân, giúp người già, trẻ nhỏ đi lại an toàn.

 

Chưa có số liệu thống kê cụ thể mức độ thiệt hại mà trận lũ lụt gây ra trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy PCTT & TKCN các phường, xã, mưa lớn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh của bà con, khiến nhiều ha lúa, hoa màu vị nhấn chìm trong nước lũ. Tại ngầm Cang, xã Hoà Bình, giao thông đang bị chia cắt từ chiều 17/9, sạt lở tại khu vực này cũng hết sức nghiêm trọng với hàng nghìn mét khối đất, đá sụt xuống nền đường đang được huy động máy móc, phương tiện xử lý. Đồng chí Nguyễn Hữu Cường – Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố cho biết: Suốt từ đêm qua đến nay, lực lượng Ban chỉ huy túc trực tại các điểm xảy ra lũ lụt nghiêm trọng để chỉ đạo, cùng với  các đơn vị xã, phường khắc phục hậu quả. 5 hộ dân ở xóm Máy 3, xã Hoà Bình, 2 hộ dân ở phố Ngọc, xã Trung Minh có nhà bị hư hỏng do đất đá sạt đã được sơ tán kịp thời đến nơi an toàn và tổng hợp hợp đề nghị cứu trợ thiên tai. Trạm bơm Quỳnh Lâm được chỉ đạo vận hành liên tục hút nước cứu lúa, rau màu. Máy xúc và nhân công đang khẩn trương làm việc cố gắng thông tuyến đường tỉnh lộ 433 địa phận xã Hoà Bình trong thời gian sớm nhất. Lực lượng tại chỗ cũng đã được chỉ đạo huy động hỗ trợ, giúp đỡ bà con nhân dân ở các khu dân cư bị ảnh hưởng sớm ổn định đời sống sinh hoạt và sản xuất.

 

 

                                                                   

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục